Lactobacillus fermentum giúp chống lại bệnh gây chết đến 70% trên cá chẽm
Nghiên cứu mới đây của Trương Thị Hoa cho thấy vi khuẩn Lactobacillus fermentum rất có tiềm năng trong sản xuất chế phẩm ứng dụng sinh học trong nuôi trồng thủy sản giúp tăng cường miễn dịch cho vật chủ.
Cá chẽm (Lates calcarifer) hay còn gọi là cá vược là một loài cá dữ điển hình rộng muối, thịt ngon và giá trị kinh tế cao. Gần đây cá chẽm đã được nuôi ngày càng rộng rãi bằng các hình thức nuôi lồng và nuôi trong ao đầm nước lợ. Mạnh mẽ nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long khu vực Sóc Trăng, Bạc Liêu. Trong những năm gần đây, thành công của những mô hình nuôi cá chẽm đã khẳng định đây là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Do quá trình thâm canh tăng cao sức sản xuất nên xuất hiện một số bệnh do vi khuẩn trên cá chẽm điển hình là bệnh do vi khuẩn Streptococcus iniae gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Nghiên cứu của Creeper và Buller, 2006 cho thấy bệnh do vi khuẩn S. iniae có thể gây ra tỷ lệ chết lên đến 70% ở giai đoạn cá chẽm giống.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Lactobacillus fermentum vào thức ăn lên sự đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cá chẽm.
Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp.
Nghiệm thức đối chứng âm (NT 1): Không bổ sung vi khuẩn L. fermentum vào thức ăn và không cảm nhiễm vi khuẩn Streptococcus iniae vào xoang bụng cá
Nghiệm thức đối chứng dương (NT2): Không bổ sung vi khuẩn L. fermentum vào thức ăn và cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae vào xoang bụng cá sau 14 ngày thí nghiệm với liều tiêm là 1,9x105 CFU/mL/cá
Nghiệm thức 3 (NT 3): Bổ sung vi khuẩn L. Fermentum vào thức ăn, mật độ 109 CFU/g thức ăn và không cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae
Nghiệm thức 4 (NT 4): Bổ sung vi khuẩn L. fermentum vào thức ăn, mật độ 109 CFU/g thức ăn và cảm nhiễm vi khuẩn S. iniae vào xoang bụng cá sau 14 ngày cho ăn với liều tiêm là 1,9x105 CFU/mL/cá.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cá chẽm cho ăn thức ăn có bổ sung L.fermentum có số lượng hồng cầu và tổng bạch cầu tăng so với nghiệm thức không bổ sung L. fermentum vào thức ăn. Số lượng tế bào hồng cầu và tổng bạch cầu của cá ở NT 3 và NT 4 ở các ngày 14, 21 và ngày thứ 28 cao hơn so với NT 1 và NT 2 (P 0,05).
Ở thời điểm 21 ngày thí nghiệm: số lượng tổng bạch cầu và khả năng ức chế vi khuẩn S. iniae của huyết thanh cá chẽm ở NT 4 cao hơn so với NT 2, hoạt tính lysozyme ở NT 4 cao hơn NT 2. Bạch cầu là thành phần cơ bản của hệ thống miễn dịch, với chức năng bảo vệ cơ thể, bạch cầu có vai trò thực bào và đáp ứng miễn dịch chống lại mầm bệnh xâm nhập và các nhân tố bất lợi khác.