TIN THỦY SẢN

Lọc sinh học nước nuôi cá mú bằng tảo biển

Cá mú hay còn gọi là cá song. Như Huỳnh

Rong biển có khả năng lọc sinh học giúp giảm thểu hàm lượng Nitơ và Phospho trong ao nuôi cá mú, từ đó duy trì chất lượng nước và đảm bảo sức khỏe cho cá nuôi.

Việc nuôi thâm canh cá mú đòi hỏi quản lý môi trường nước chặt chẽ. Bởi vì chất thải từ thức ăn dư thừa và phân cá có thể tăng độ hòa tan, chất rắn lơ lửng, độ đục của nước và cuối cùng là tăng hàm lượng nitơ trong ao gây ra hiện tượng phú dưỡng, là nguyên nhân hình thành khí độc NH3, NO2 trong ao nuôi. Khí độc cao, gây stress cá và tạo điều kiện mầm bệnh tấn công trên cá. Nước thải phát sinh từ quá trình nuôi cá mú cần được quản lý để cải thiện chất lượng nước trước khi được tái tuần hoàn hoặc thải ra môi trường thủy sinh.

Do đó, sử dụng rong biển làm bộ lọc sinh học để kiểm soát và tận dụng chất thải dinh dưỡng là cần thiết góp phần giảm thiểu chi phí và tối đa giá trị kinh tế.

Nghiên cứu nhằm so sánh và chọn ra loài rong biển tối ưu: tảo mơ (Sargassum sp.), chi tảo đỏ Gelidium sp., rong nâu (Dictyota sp.) và rong cải biển nhăn (Ulva sp.) có khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong nước thải nuôi cá mú tốt nhất.

Nước thải thu được từ hỗn hợp trang trại cá mú được chuyển đến bể có chứa rong biển khác nhau theo cách xử lý bằng thí nghiệm ngoài trời với mái che trong suốt. Nước thải được chứa trong 15 bể với thể tích mỗi bể 15 L và 3 gam rong biển trên một lít. Nghiệm thức bao gồm P0: đối chứng, P1: Ulva sp., P2: Sargassum sp., P3: Gelidium sp., và P4: Dictyota sp.


    Nước từ bể cá nuôi cá mú được chuyển đến bể chứa có rong biển khác nhau.

Kết quả cho thấy Ulva sp. Có khả năng giảm Nitơ tốt nhất 80%, trong khi Dictyota sp. có khả năng giảm Phosphor 88%. Trong khi sự hấp thụ cao nhất của tổng Kjeldahl Nitrogen (104%) và phosphate (182%) ở nghiệm thức bổ sung rong Ulva sp.. Rong biển Ulva sp. có hiệu suất tốt nhất và tốc độ tăng trưởng cao nhất (1,9% d-1 ) là bộ lọc sinh học hữu hiệu trong nuôi cá mú lai so với các loài khác. So với Ulva sp., Dictyota sp., Sargassum sp. và Gelidium sp. cho thấy sự hấp thụ N và P thấp nhất.
Ulva sp. có SGR tối ưu nhất ở mức 1.9% d-1, Dictyota sp. ở 0.36% d-1Gelidium sp. ở mức 0.25% d-1. Ulva sp. có SGR lớn nhất do khả năng vượt trội để đối phó với các điều kiện nước thải khắc nghiệt. Ngoài ra, Ulva sp. Có một khả năng chịu đựng cao và tốt, khả năng thích ứng của môi trường với các thay đổi về độ chiếu xạ. 
Ulva sp. có bề mặt tiếp xúc rộng, do đó có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cao hơn các loài rong biển khác. Hơn nữa, Ulva sp. có thể sử dụng các chất dinh dưỡng này cho các hoạt động trao đổi chất, tạo ra SGR cao nhất trong số các phương pháp điều trị. 
Nước thải cá mú lai có độ mặn thấp (14-20 ppt), trong khi Gelidium sp., Dictyota sp. và Sargassum sp. sống tự nhiên trong nước có độ mặn cao hơn 25 ppt. Tình trạng này làm giảm khả năng tồn tại của loài, kém hiệu quả trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, Ulva sp. phát triển tối ưu và hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng tốt hơn Sargassum sp,. Gelidium sp., Dictyota sp.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy rong biển Ulva sp. có hiểu quả tốt nhất như bộ lọc sinh học để giảm và hấp thụ chất dinh dưỡng trong nước thải nuôi cá mú so với Sargassum sp., Gelidium sp., Dictyota sp. Hơn nữa, Ulva sp. sống nhiều ngoài tự nhiên, dễ tìm và có tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống cao nhất.
Rong biển Ulva sp. trở thành một đối tượng đầy hứa hẹn để sản xuất thủy sản bền vững và thủy sản thân thiện với môi trường, cũng như ngăn ngừa ô nhiễm nước hoặc các vấn đề phú dưỡng trong môi trường nước.
Nguồn: Ratih Ida Adharini et at. THE EFFECTIVENESS OF SEAWEEDS AS BIOFILTER FOR REDUCING WASTEWATER NUTRIENT AND PREVENTING WATER POLLUTION FROM HYBRID GROUPER CULTURE, Scientific journal of fisheries àn marine, 11/2021.

Như Huỳnh