TIN THỦY SẢN

Nauy tìm cách xuất khẩu công nghệ nuôi trồng thuỷ sản vào Việt Nam

Nauy tìm cách xuất khẩu công nghệ nuôi trồng thuỷ sản vào Việt Nam LỆ THỦY Lược dịch

Các nhà quản lý từ 16 doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Na Uy đã tham gia một hội thảo tại Việt Nam nhằm thúc đẩy công nghệ và phát triển tiềm năng của ngành.

Được tổ chức bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Đại sứ quán Na Uy, sự kiện này nhằm giới thiệu các công nghệ của Na Uy trong chuỗi giá trị nuôi trồng thuỷ sản và kết nối các doanh nghiệp Việt Nam và Na Uy.

Hội thảo đã thảo luận về kỹ thuật và công nghệ mới trong chế biến thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản từ các công ty nổi tiếng của Na Uy như Artec Aqua, CFlow, Steinsvik, Normex và Pharmaq. Các công nghệ đã thảo luận bao gồm việc sử dụng điện phân và “siêu âm” trong xử lý nước biển, các hệ thống xử lý và vận chuyển cá, hệ thống cho ăn tự động và giám sát cho các trại nuôi cá, các camera kiểm soát sự ăn mòn cho tàu thuyền, hệ thống xử lý nước thải và các thiết bị loại bỏ chất hữu cơ; Vắc-xin cho cá.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, với đường bờ biển dài 3.260 km, có hơn 3.000 hòn đảo và đảo nhỏ và 2.860 con sông và cửa sông, Việt Nam có điều kiện lý tưởng để khai thác thủy sản.

Đây là nước sản xuất thủy sản lớn thứ ba với sản lượng 6,33 triệu tấn năm ngoái. Đây là nhà sản xuất cá tra hàng đầu và là nhà sản xuất tôm lớn thứ 3.

Tuy nhiên, ông Dũng nói, ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức lớn trong những năm gần đây.

Chất lượng cá nuôi kém và cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, dịch vụ khuyến nông không hiệu quả, tỷ lệ mắc bệnh cao, thiếu giám sát môi trường và năng lực hành chính và quản lý.

Việt Nam đang có nhu cầu khẩn thiết xây dựng quan hệ đối tác với một siêu cường nuôi trồng thuỷ sản như Na Uy để phát triển một ngành thủy sản bền vững có thể sản xuất các sản phẩm thủy sản chất lượng cao hơn cho thị trường địa phương và toàn cầu.

Ole Henaes, cố vấn thương mại của Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội, cho biết nhiều công ty nuôi trồng thủy sản của Na Uy coi Việt Nam là thị trường đầy hứa hẹn nhất ở Đông Nam Á, nhờ một số lợi thế như chi phí lao động cạnh tranh, công nhân lành nghề, chính sách kinh tế mở, điều kiện địa lý thuận lợi.

Mục tiêu chính của hội thảo là để các doanh nghiệp Na Uy tăng cường hiểu biết về ngành thủy sản Việt Nam, tiếp thị công nghệ và cập nhật các đối tác Việt Nam về những đổi mới công nghệ mới để nâng cao hiệu quả.

Ông Trần Đình Luận, Phó Tổng cục trưởng Chi cục Thủy sản, cảm ơn các đại biểu đã đóng góp ý kiến của họ và đảm bảo rằng Bộ sẽ tạo cơ hội, điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư Na uy

LỆ THỦY Lược dịch Shutterstock. Ngày 08/5/2017