Ngành thủy sản giữ vai trò quan trọng khi dân số ngày càng tăng và biến đổi khí hậu
Dân số thế giới dự kiến sẽ vượt 10 tỷ người vào năm 2050. Hội thảo tại hội nghị GOAL của Liên minh Thủy sản Toàn cầu 2022 tại Washington vào ngày 5/10 thảo luận chủ đề biện pháp cung cấp thức ăn cho dân số ngày một tăng, đặc biệt là khi ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu ngày càng tồi tệ.
Giáo sư Khoa học Thủy sản Ray Hilborn của Đại học Washington, Giáo sư Nuôi trồng Thủy sản Đại học Stirling và các giáo sư khác đã xem xét thống kê về mối quan hệ giữa sự thay đổi khí hậu với sản lượng đánh bắt toàn cầu và sản xuất nuôi trồng thủy sản cũng như các tác động của ngành đối với môi trường.
Ngành công nghiệp thủy sản có một số tác động đến đa dạng sinh học và phát thải khí nhà kính, tuy nhiên tác động này là rất nhỏ nếu so sánh với ngành nông nghiệp toàn cầu. Do nông nghiệp sử dụng lượng lớn nước ngọt và thuốc trừ sâu, xói mòn đất mà ông gọi là "mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh lương thực trên thế giới."
Nhu cầu tiêu thụ thủy sản đang tăng nhanh tại các quốc gia phát triển, người tiêu dùng có xu hướng tăng tiêu dùng những thực phẩm giàu protein. Nhu cầu thủy sản tăng nhanh nhất ở châu Á.
Theo giáo sư Newton, lĩnh vực sản xuất bột cá truyền thống năng suất thấp, nghiên cứu sâu hơn về ngành công nghiệp này có thể kéo dài và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Newton đề nghị ngành công nghiệp nghiêm túc xem xét các lựa chọn thay thế bột cá và sản xuất thủy sản dựa trên tế bào, đồng thời thúc giục ngành công nghiệp sử dụng hiệu quả hơn các phần thủy sản ăn được mà hiện nay không dùng cho tiêu dùng.
Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là với nạn đói trên thế giới. Đối với ngành thủy sản, sự thay đổi về số lượng loài cá, nhiệt độ nước cao hơn và độ axit đại dương tăng ảnh hưởng lớn tới đánh bắt tự nhiên và cả nuôi trồng thủy sản.
Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng khi khí hậu thế giới ngày một thay đổi, nghề nuôi trồng thủy sản bền vững có thể mở rộng ngay cả khi khí hậu thế giới thay đổi do biến đổi khí hậu.