Nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều Arius thalassinus Rüppell tại vùng biển tỉnh Kiên Giang
Mục tiêu đề tài là thu các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều.
Mục tiêu đề tài là thu các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều, làm cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo; góp phần định hướng khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá thiều ngoài tự nhiên.
Qua nghiên cứu, bước đầu tác giả đã xác định được đặc điểm hình thái phân loại, đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm dinh dưỡng và đặc điểm sinh sản của cá thiều.
- Đặc điểm hình thái phân loại: D I, 6 – 8; P I, 9 – 12; V 6; A 13 – 17; C 20 - 30. Lm/Lh = 44%, Ed/Lh = 13%, Lm/Ls = 13%, Ed/Ls = 4%, De/Ls = 14%, Lh/Ls = 29%, Hb/Ls = 18% và Lv/Ls = 14%.
- Đặc điểm sinh trưởng: Cá thiều khai thác có kích thước lớn (Lt dao động: 448 – 1119 mm, trung bình: 778,02 ± 133,88 mm; Wt dao động: 890 – 15495, trung bình: 5145,98 ± 2640,80 g). Thời gian khai thác cá thiều có kích thước lớn là từ tháng 5 đến tháng 7. Phương trình tương quan giữa khối lượng và chiều dài toàn thân cá thiều là Wt = 0,00000877Lt3,0121452, R2 = 0,96682027. Phương trình sinh trưởng của cá thiều là Lt = 117,6 (1 – e- 0,52t). Chỉ số tăng trưởng, ø’ = 3,857. Tuổi thọ (tmax) của cá thiều là 5,16 năm tuổi.
- Đặc điểm dinh dưỡng: Lr = 590 – 2750 mm, trung bình: 1445,82 ± 317,12 mm. Tỷ lệ của Lr/Lt dao động 0,98 – 2,46, trung bình: 1,76 ± 0,29. Chỉ số độ no (FI) dạ dày cá bậc 0 và 1 chiếm chủ yếu (73,74%). Chỉ số GaSI dao động: 0,21 – 2,82, trung bình: 1,21 ± 0,51. Chỉ số CV = 37,07%. Thành phần thức ăn của cá phong phú và đa dạng gồm 23 loài thuộc 4 nhóm, nhóm cá (14 loài – 60,87%), nhóm thân mềm (1 loài – 4,35%), nhóm giáp xác (6 loài – 26,09%) và da gai (2 loài – 8,69%). Tần số xuất hiện các nhóm thức ăn, nhóm cá (60,46%), nhóm thân mềm (38,46%), nhóm giáp xác (32,97%) và nhóm da gai (24,18%). Tần số xuất hiện các loại thức ăn, mực ống (38,46%), hải sâm (19,78%), cá sơn (16,48%) và cá đổng (10,99%). Cá thiều là loài cá ăn tạp nghiêng về động vật.
- Đặc điểm sinh sản: Đường kính trứng dao động từ 3 đến 20 mm. Hệ số thành thục của cá thiều dao động 0,45 – 12,60%, trung bình: 3,49 ± 3,35%. Hệ số độ béo của cá thiều, Fulton (1902) Q = 578.10-6 – 1428.10-6, trung bình: 957.10-6 ± 117.10-6 và Clark (1928) Qo = 514.10-6 – 1340.10-6, trung bình: 862.10-6 ± 97.10-6. Lt nhỏ nhất và tuổi thành thục sinh dục lần đầu của cá thiều cái lần lượt là Lt = 779 mm và tmass = 1,89 năm tuổi. Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối của cá thiều lần lượt là 85 – 153 trứng/cá thể, trung bình: 104,50 ± 26,27 trứng/cá thể và 0,0115 – 0,0215 trứng/g cá cái, trung bình: 0,0165 ± 0,0043 trứng/g cá cái. Mùa sinh sản của cá thiều từ tháng 2 đến tháng 7, chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 5.
Một số hình ảnh của đề tài:
Cá thiều
Bao tử cá thiều
Một loại thức ăn của cá thiều
Trứng cá thiều