TIN THỦY SẢN

Những hiểu biết về chế phẩm sinh học trong nuôi tôm

Ảnh minh họa: Oceanharvesttechnology VĂN THÁI Lược dịch

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm khá phổ biến tuy nhiên người nuôi vẫn chưa hiểu rõ về chế phẩm sinh học làm cho việc sử dụng hạn chế và kém hiệu quả. Bài viết cung cấp một cái nhìn cụ thể và rỏ ràng về việc sử dụng chế phẩm sinh học (probiotic) trong nuôi tôm.

Trong nhiều năm qua, trọng tâm của ngành tôm Ấn Độ là nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Lợi ích kinh tế dẫn đến việc thả nuôi với mật độ ngày càng cao và việc sử dụng tôm giống kém chất lượng là nguyên nhân bệnh tật gia tăng. Người nuôi tôm bắt đầu sử dụng kháng sinh và chất khử trùng thường xuyên. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và an toàn thực phẩm cũng như tạo ra một rào cản thương mại cho các sản phẩm tôm trên thị trường quốc tế.

Probiotic khẳng định vai trò quan trọng đối với ngành nuôi tôm bền vững. Tuy nhiên, nông dân thường không có kiến thức đầy đủ về vi sinh học và họ không chắc chắn về lợi ích của probiotic.

Định nghĩa Probiotic trong nuôi tôm

Định nghĩa về probiotic theo Fuller (1989) là "bổ sung thức ăn vi sinh sống, ảnh hưởng tốt đến động vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng đường ruột".

Trong nuôi trồng thuỷ sản gần đây, theo Merrifield et al. (2010) probiotic được định nghĩa là "các tế bào vi khuẩn được quản lý thông qua chế độ ăn uống hoặc nước nuôi, với mục đích nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng, hiệu quả tăng trưởng và sử dụng thức ăn, phản ứng miễn dịch, sức sống tổng thể, năng suất và chất lượng thịt và giảm dị tật.

Probiotic được phân thành 3 nhóm: chế phẩm probiotic đường ruột, probiotic sinh học (trong xử lý sinh học) và probiotic trong hệ thống quản lý rác thải. Chủng probiotic ở dạng bào tử hoặc ở dạng thể nghỉ của một hoặc nhiều loài trong một môi trường được thiết kế để ngăn ngừa sự nảy mầm hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Tất cả các sản phẩm probiotic đều ở dạng lỏng hoặc dạng hạt.

Cơ chế hoạt động

Probiotics sản xuất enzyme ngoại bào để phân hủy các phân tử lớn thành các hạt nhỏ hơn để có thể được hấp thụ và tiếp tục được xử lý bởi phản ứng xúc tác enzyme trong tế bào của chúng . Rõ ràng là các enzyme bổ sung không thể đẩy nhanh sự phân hủy của chất hữu cơ hoặc chất độc hại trừ khi có vi khuẩn. Probiotics trong tôm hoặc trong môi trường có khả năng định cư và ngăn ngừa sự hình thành các vi khuẩn có khả năng gây bệnh.

Quan điểm của nông dân về probiotic

Sự hiểu biết và định nghĩa của người nông dân đối với chế phẩm probiotic còn đơn giản và chưa hoàn toàn chính xác. Họ định nghĩa probiotic là: "Các sản phẩm vi khuẩn đơn hoặc đa thương hiệu khi sử dụng đơn lẻ hoặc hỗn hợp nên có lợi cho tôm và ao nuôi". Theo quan điểm của họ, probiotic chỉ có hai loại; thức ăn và ao nuôi. Và nông dân coi probiotic là sản phẩm kỳ diệu, cho kết quả nhanh chóng và tích cực sau khi áp dụng. Probiotics trở thành một công cụ chữa bệnh chứ không phải là dự phòng.

Quy trình sử dụng probiotic trong nuôi tôm

Ứng dụng probiotic phải thực hiện các thao thích hợp. Các bước chính để cải thiện hiệu quả probiotic khi áp dụng trước quá trình nuôi bao gồm và cày dáy ao, phơi ao đúng cách, sau đó là san bằng. Nước cấp phải được lọc kỹ và chuẩn bị ao theo các bước thể hiện trong Biểu đồ 1.

Biểu đồ 1. Các bước chuẩn bị nước ao

+ Ngày 1: Cấp nước vào ao (1,2 m chiều sâu trung bình)

Ngưng trong 2 ngày để lắng nước

+ Ngày 4: Đánh Chlorination 10ppm

Để yên trong 5 ngày cho ao khử Cl

+ Ngày 9: Áp dụng biện pháp lên men tăng sinh khối probiotic

(mật đường + cám gạo + men)Liều lượng 1 lần cho 1 ngày

+ Ngày 10: Sử dụng probiotic cho nước – Liều 1

Đánh probiotic đã lên men tăng sinh khối ngày thứ 9 xuống ao

Nghỉ 5 ngày

+ Ngày 15: Áp dụng biện pháp lên men tăng sinh khối probiotic

Nghỉ 1 ngày

+ Ngày 16: Đánh probiotic cho nước - Liều thứ 2

Nghỉ 2 ngày sau đó kiểm tra các thông số nước

+ Ngày 19: Thả nuôi tôm PL có chất lượng tốt

Hình 1: Probiotic hoạt động hiệu quả khi có nguồn carbohydrate (prebiotic) tốt.  Màu nước sau khi áp dụng prebiotic và probiotic trước khi chuẩn bị ao. Màu trên là màu nước tốt sẵn sàng cho thả tôm.

Màu nước ao khi sử dụng probiotics

Cách bổ sung probiotic cho tôm ăn

Quản lý thông qua thức ăn hàng ngày từ ngày nuôi thứ 1 đến khi thu hoạch. Hầu hết mỗi ngày một lần (bữa ăn tối)

Liều 5 - 10 g/kg thức ăn có trộn chất kết dính phù hợp

Các bước xúc tác chính để cải thiện hiệu quả probiotic bao gồm: quản lý các thông số chất lượng nước tối ưu cho sự phát triển probiotic(Bảng 2); Sục khí cung cấp đầy đủ khí cho probiotic; quản lý lượng thức ăn tránh dư thừa.

Bảng 2: Các thông số về chất lượng nước tối ưu

Oxy hòa tan:> 5 ppm (buổi sáng)

• pH: 7,8 đến 8,5

• Độ trong: 35 - 45 cm

• Độ kiềm:> 100 ppm bicarbonate

• Độ mặn: 12 - 25 ppt

• Nhiệt độ: 28 - 32 oC

• Độ sâu nước: trung bình 1,8 m

• Tỷ lệ Ca: Mg: 1: 3 đặc biệt đối với tôm thẻ chân trắng.

Giai đoạn Ứng dụng sau quá trình nuôi tôm

Việc sử dụng probiotic sau quá trình nuôi tôm là bước quan trọng nhất mà nông dân thường bỏ qua. Cần thực hiện biện pháp này để loại bỏ chất hữu cơ dư thừa trong quá trình nuôi và giúp cải thiện đáy ao phục hồi hệ vi sinh của đáy ao.

Biểu đồ 2. Các bước ứng dụng probiotics sau vụ nuôi tại MAPL

• Cày đáy ao

• Bón vôi

• Cấp nước (20 - 30 cm)

• Sử dụng probiotic cho đáy ao

Một số quan sát và phát hiện khi ứng dụng men vi sinh

·        Đã quan sát thấy hiệu quả probiotic trong nước và đường ruột tốt nhất ở độ mặn gần 20 ppt.

·        Kết quả sử dụng probiotic tùy thuộc đặc trưng của từng ao và thay đổi theo từng mùa. Tuổi ao cũng là một nhân tố quyết định. Mô hình và hình thức nuôi tôm cũng ảnh hưởng đến các cộng đồng vi sinh vật trong ao nuôi.

·         Rất khó để loại bỏ tảo lục trong ao nuôi tôm thông qua probiotic.

·        So với nuôi tôm sú P. monodon, việc kiểm soát màu nước trong ao nuôi tôm thẻ L. vannamei dễ hơn có thể do hoạt động cho ăn.

Những hạn chế của vi khuẩn nitrat hóa trong ao tôm

Vi khuẩn nitrat hóa là những vi sinh vật mong manh, nhạy cảm với axit mặc dù chúng tạo ra axit trong quá trình oxy hóa NH3 và NO2.

Do đó, nếu có nhiều nitơ trong nước, các sinh vật này có khả năng tự giết mình bằng cách chuyển hóa nitơ thành axit nitric trừ khi pH được đệm. Vi khuẩn nitrat hóa là các chất tự nạp và chúng cần oxy trong quá trình phân hủy NH3. Các phản ứng của Nitrobacter spp. bị ức chế bởi một lượng nhỏ khí amoniac, có thể dẫn đến sự tích tụ độc hại của NO2, vì Nitrosomonas spp. không thể chuyển NH3 thành NO2 khi có khí amoniac. Cả Nitrobacter spp. và Nitrosomonas spp đều hoạt động trong ao nuôi trong phạm vi pH 6,8-8,5 với độ pH tối ưu là 8,2 đến 8,3.

Theo: Manoj M. Sharma, AQUA Culture ASIA PACIFIC

VĂN THÁI Lược dịch