TIN THỦY SẢN

Nuôi cá tra “sạch” – giải pháp nâng cao giá trị

Thu hoạch cá tra ở ĐBSCL Lê Hải

Sau gần 7 năm thực hiện dự án nuôi cá tra sạch theo tiêu chuẩn chất lượng Vietgap, Globalgap, ASC, tỉnh Vĩnh Long đã nhân rộng diện tích nuôi cá theo các tiêu chuẩn này lên gần 260 ha, tăng hơn 17 lần so với năm 2011- năm đầu thực hiện dự án.

Năm nay là năm thứ 3 chị Ngô Thị Bé Chín ở xã Tân Hòa Tp Vĩnh Long duy trì mô hình nuôi cá tra theo hướng VietGAP trên diện tích 1,4ha. Chị chi biết: “Trong tổ hợp tác vẫn luôn duy trì nuôi cá tra theo hướng VietGAP, để có sản phẩm sạch ra thị thường.” Nhiều hộ nhiều tổ hợp tác đã duy trì nhân rộng mô hình cá tra sạch từ tất cả các khâu như lựa chọn con giống, nguồn thức ăn, nguồn nước, xử lý môi trường. Việc sử dụng thuốc và chế phẩm sinh học cũng được kiểm soát chặt chẽ.

Ông: Mai Bá Đẳng, chi cục trưởng chi cục Thú Y Vĩnh Long cho biết: ”Xu thế hiện nay là xu hướng hợp tác xã và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho các cơ sở nuôi và các sản phẩm thủy sản Đây là nền tảng cơ sở để tạo ra sản phẩm sạch cung cấp cho người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu.”

Theo hiệp hội cá tra Việt Nam nếu thực hiện theo đúng tiêu chuẩn nuôi cá tra sạch theo VietGAP, GlobalGAP, ASC thì cá tra nguyên liệu sẽ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn VSTP, đáp ứng tốt cho xuất khẩu.

Tiến Sĩ Phạm Thị thu Hồng cho biết: “trong quá trình bà con nuôi thì nên duy trì thực hiện các tiêu chuẩn sản phẩm sạch bởi đây cũng là những đòi hỏi của các thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam hiện nay”.

Cũng theo hiệp hội cá tra Việt Nam việc duy trì và nhân rộng mô hình nuôi cá tra sạch theo mô hình nuôi tiên tiến cũng là một trong các giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị sản phẩm cá tra xuất khẩu.


Lê Hải THVL