Nuôi thủy sản xen ghép giúp giảm thiệt hại do ô nhiễm
Từ năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM) đã phối hợp với chuyên gia của Phòng NN&PTNT TX Hương Trà triển khai mô hình xen ghép ở khu vực thôn Thuận Hoà, xã Hương Phong.
Từ năm 2010, Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM) đã phối hợp với chuyên gia của Phòng NN&PTNT TX Hương Trà triển khai mô hình xen ghép ở khu vực thôn Thuận Hoà, xã Hương Phong.
Được biết, đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với Biến đổi khí hậu thông qua bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững và tổng hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên xã Hương Phong” (gọi tắt Dự án CBA/GEF Hương Phong) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/UNDP) tài trợ.
Dự án chỉ hỗ trợ 4 hộ tham gia mô hình từ 30-40% chi phí giống thủy sản và một số chi phí khác tùy theo diện tích ao của mỗi hộ và phần còn lại hộ tham gia phải đối ứng để đảm bảo việc triển khai mô hình.
Ông Trần Viết Én - Phó Chủ tịch xã Hương Phong cho biết: “Trước đây, người dân nuôi thủy hải sản ở địa phương chủ yếu nuôi theo phương thức độc canh, nhưng mấy năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh, ô nhiễm gây không ít thiệt hại cho bà con. Vì thế, sau khi nhận ra ưu điểm của việc nuôi xen ghép, hầu hết người dân đã chuyển qua mô hình này”.
Ông Nguyễn Ngọc Côi, một người đang nuôi thủy sản theo mô hình xen ghép cho biết: “Dù không lãi lớn như khi nuôi độc canh nhưng nuôi xen ghép lại mang tính ổn định cao, hàng năm những người đầu tư nuôi độc canh hưng nuô xen ghép lại mang tính ổn định cao, hàng năm những người đầu tư nuôi theo kiểu này cũng lãi dòng từ 30-70 triệu đồng tuỳ số lượng vốn ban đầu”.