TIN THỦY SẢN

Phấn đấu đưa tôm hùm thành thủy sản nuôi chủ lực

Phấn đấu đưa tôm hùm thành loài thủy sản nuôi chủ lực 2023 Hòa Thy

Vừa qua tại Tp Tuy Hòa, Cục Thủy sản phối hợp với Hiệp hội nuôi biển Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Phú Yên đã tổ chức cuộc họp với nội dung xoay quanh việc đến năm 2023, phấn đấu đưa con tôm hùm trở thành đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Trong bối cảnh khai thác thủy sản còn gặp nhiều khó khăn do trữ lượng giảm. Thì bắt buộc phải chuyển từ hình thức đánh bắt sang nuôi trồng, được xem là giải pháp tất yếu trên con đường phát triển bền vững. Theo nhận định của Cục Thủy sản, ở nước ta nghề nuôi tôm hùm tập trung nhiều nhất tại 2 tỉnh: Phú Yên và Khánh Hòa, chiếm trên 95% tổng số lượng lồng nuôi và sản lượng nuôi trên cả nước. 

Sản phẩm thủy sản này chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, chiếm 90%. Chính vì vậy, chúng ta bị phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tỷ dân này. Thêm vào đó, con đường tiểu ngạch đang càng hẹp dần khi Trung Quốc bước đầu áp dụng những điều kiện nghiêm ngặt về nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nước ngoài. Vì vậy, việc liên kết sản xuất, thu mua, xuất khẩu tôm hùm gắn với vấn đề truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu chính ngạch là bước đi phù hợp nhằm góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm thương phẩm. 

Trong bối cảnh khai thác thủy sản còn gặp nhiều khó khăn do trữ lượng giảm. Thì bắt buộc phải chuyển từ hình thức đánh bắt sang nuôi trồng, được xem là giải pháp tất yếu trên con đường phát triển bền vững. Theo nhận định của Cục Thủy sản, ở nước ta nghề nuôi tôm hùm tập trung nhiều nhất tại 2 tỉnh: Phú Yên và Khánh Hòa, chiếm trên 95% tổng số lượng lồng nuôi và sản lượng nuôi trên cả nước. 

Sản phẩm thủy sản này chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, chiếm 90%. Chính vì vậy, chúng ta bị phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tỷ dân này. Thêm vào đó, con đường tiểu ngạch đang càng hẹp dần khi Trung Quốc bước đầu áp dụng những điều kiện nghiêm ngặt về nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nước ngoài. Vì vậy, việc liên kết sản xuất, thu mua, xuất khẩu tôm hùm gắn với vấn đề truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu chính ngạch là bước đi phù hợp nhằm góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm thương phẩm.

Xuất khẩu tôm hùm gắn với vấn đề truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu chính ngạch. Ảnh: Báo Thanh Niên

Mặc dù đứng đầu cả nước về sản lượng nuôi tôm hùm. Tuy nhiên cả Phú Yên và Khánh Hòa đều tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là công tác tổ chức sản xuất còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ dừng lại ở hộ gia đình là chủ yếu. Chưa thể hình thành nên mối liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất. Các vùng nuôi tôm khó sắp xếp do thiếu quy hoạch chi tiết. Do đó, việc quản lý, cấp phép nuôi tôm hùm bằng lòng bè còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Ngoài ra, môi trường nước, dịch bệnh trên tôm hùm đang diễn biến khá phức tạp. Hiện nay, vẫn chưa có nguồn thức ăn công nghiệp cho tôm hùm,...

Song song với những mặt hạn chế của nuôi tôm hùm. Thì chúng ta không thể phủ nhận được sức ảnh hưởng của mô hình tiềm năng này. Điển hình, riêng tại Phú Yên, nuôi tôm hùm chiến 56% giá trị xuất khẩu thủy sản của tỉnh. Mỗi năm, tỉnh này đạt sản lượng 2.000 tấn với giá trị hơn 1.5000 tỉ đồng. Tạo ra việc làm và sinh kế ổn định cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Từ đó, thu nhập và chất lượng đời sống của các gia đình nuôi tôm hùm cũng được ngày một nâng cao hơn.

Tại tỉnh Khánh Hòa, tôm hùm là đối tượng trọng điểm, được người dân thả nuôi tại 4 khu vực chính: Vạn Ninh, Ninh Hoà, Nha Trang và Cam Ranh. Trong 6 tháng đầu năm 2023, người dân trong toàn tỉnh thả nuôi 77.445 lồng, sản lượng thu hoạch dự kiến sẽ là 2.650 tấn.

Thông qua diễn đàn lần này, các địa biểu tham dự đã có thời gian thảo luận về vấn đề nuôi tôm hùm thương phẩm, bằng thức ăn công nghiệp. Nuôi tôm hùm trong các bể chứa xi măng, nuôi trên những lồng bè HDPE, phòng ngừa các bệnh như: Bệnh sữa, bệnh đỏ thân trên tôm hùm, các điểm nghẽn về xây dựng chuỗi giá trị, các vấn đề thị trường,... lần lượt đều được đặt ra và giải đáp.

Ngoài ra, các đại biểu cũng đã thảo luận một số kế hoạch xây dựng thương hiệu tôm hùm. Nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, thực hiện thành công kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025. Mục tiêu phấn đấu đưa tôm hùm trở thành đối tượng thủy sản nuôi chủ lực vào năm 2030.

Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Tấn Hổ cảm ơn và chào mừng các đại biểu đến tham dự diễn đàn. Đồng chí Lê Tấn Hổ hy vọng rằng, các đại biểu có nhiều chia sẻ quý báu về kinh nghiệm, công nghệ nuôi tôm hùm. Đồng thời nhận diện các khó khăn, thách thức, từ đó đề xuất nhiều giải pháp và chính sách, hướng đi mới bền vững cho chuỗi giá trị tôm hùm… 

Hòa Thy