TIN THỦY SẢN

Phát hiện hoá thạch cá sấu cổ đại khổng lồ

Loài cá sấu Plesiosuchus có kích thước và cấu trúc hộp sọ tương tự khủng long bạo chúa

Các nhà khoa học Anh đã phát hiện hoá thạch của 2 con cá sấu cổ đại khổng lồ dài khoảng 6,8 mét sống cách đây 150 triệu năm.

Tiến sỹ Mark Young thuộc Đại học Edinburgh dẫn đầu một nhóm các nhà khoc học khai quật bộ xương hoá thạch của cá sấu cổ đại được tìm thấy  ở hai địa danh bên bờ biển Dorset và Cambridgeshire cũng như ở Đức.

Họ đã phát hiện ra 2 xương hoá thạch của 2 loài cá sấu cổ đại khổng lồ, Plesiosuchus với độ dài 6,8 mét và Dakosaurus với độ dài 4,5 mét trên cùng một chuỗi thức ăn cách đây 150 triệu năm khi các nhà khoa học nghiên cứu những vùng nước nông, bao gồm cá phía Nam nước Anh.

Các nhà khoa học cho rằng cá sấu cổ đại có tập tính săn mồi mạnh mẽ và đánh dấu lãnh thổ giống như loài động vật có vú.

Những chiếc sọ của hai loài cá sấu biển này có một số điểm tương đồng với khủng long. 

Cận cảnh răng của loài cá sấu Dokosaurus

Các nhà khoa học cho biết thực tế rằng hai loài cá sấu này sống không cùng một thời đại, mặc dù cùng là những thành viên thuộc lớp cá sấu cổ đại, tuy nhiên chúng khác sau về kích thước, lối sống và cách tồn tại.

Hộp sọ, hàm dưới và răng hoá thạch của loài cá sấu Dokosaurus

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng loài cá sấu Dakosaurus có hộp sọ và hàm giống như loài cá heo. Chúng bắt mồi bằng cách mở miệng, tạo ra áp suất và hút con mồi vào miệng.

4 loài cá sấu khồng lồ từng sống ở các vùng biển châu Âu 150 triệu năm trước

Các mẫu hoá thạch được tìm thấy cho thấy loài cá sấu cổ đại này từng sống dưới biển, chân bèo và đuôi vây giống cá mập.

Chúng tồn tại được trong cùng một hệ sinh sinh thái mà không có cạnh tranh là bởi loải Plesiosuchus chuyên ăn các loài bò sát biển khác, còn  thức ăn của Dakosaurus là các loài cá biển và bất cứ loài động vật nào khác.

Theo Dailymail