TIN THỦY SẢN

Phát hiện hóa thạch rùa cổ nhất thế giới

Hóa thạch xương chân tai cùng với mai rùa cổ nhất thế giới có niên đại khoảng 215 triệu năm, được phát hiện trong bùn tại bãi rác phía tây bắc của Krakow, Ba Lan - Ảnh: Daily Mail

Các nhà cổ sinh vật học Ba Lan vừa phát hiện hóa thạch của một loài rùa cổ nhất thế giới và chưa từng biết đến. Hóa thạch này cũng là chìa khóa để giải đáp những câu đố hóc búa về nguồn gốc của loài bò sát cổ đại.

Dẫn đầu nhóm nghiên cứu, giáo sư Tomasz Sulej cho biết đã tìm thấy hai loại hóa thạch rùa tại bãi rác gần thị trấn Poreba, khu vực tây nguyên Jurassic, Ba Lan có niên đại khoảng 215 triệu năm, tức thuộc giai đoạn cuối của kỷ Triat.

Sau 15 phút khai quật trong bùn tại bãi rác, ông đã phát hiện hóa thạch một loại rùa thuộc loài rùa Proterochersis robusta sống cách đây hàng trăm triệu năm. Hóa thạch còn lại vẫn chưa xác định được danh tính thuộc loài rùa nào.

Tuy nhiên, hóa thạch này được đánh giá cao, sau khi thực hiện một số xét nghiệm, các nhà khoa học cho rằng đó là loài rùa cổ nhất thế giới và chưa bao giờ xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Hóa thạch được tìm thấy bao gồm: mai rùa, cổ và đuôi đốt sống cùng với các xương chi. Tuy hóa thạch này không mang vật chất hữu cơ để thử nghiệm ADN, nhưng cấu trúc của nó nắm giữ manh mối vô cùng quý giá về nguồn gốc của các loài.

Daily mail