Sử dụng lưới kéo đáy sẽ làm “sa mạc hóa” hệ sinh vật đáy biển
Nghiên cứu này được tiến hành bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Marche (Polytechnic University of Marche, Ancona, Italia), cùng với các nghiên cứu viên thuộc Viện khoa học biển (Institute of Marine Sciences (ICM, CSIC)) và Đại học Barcelona (Autonomous University of Barcelona (UAB)), đã chứng minh rằng việc sử dụng lưới kéo đáy về lâu dài sẽ gây ra hiện tượng sa mạc hóa hệ sinh thái đáy biển, làm giảm lượng cacbon hữu cơ và hủy hoại đa dạng sinh học.
Nghề lưới kéo đáy là hình thức khai thác khá phổ biến trên thế giới. Được hình thành từ nửa cuối của thế kỷ XIV và phát triển mạnh vào 30 năm sau đó. Tuy nhiên về thực tế đây lại là hoạt động gây ra hiện tượng sa mạc hóa hệ sinh vật đáy biển
Nghiên cứu được công số trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS), đã tập trung đánh giá tác động của hoạt động khai thác này lên hệ động vật meiofauna (là những cá thể nhỏ, kích thước khoảng 30 -500 µm), chúng sống ở lớp trầm tích đáy biển, ở độ sâu khoảng 500m quanh các ngư trường khai thác thủy sản. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng lưới kéo đáy nhiều năm làm đảo lộn liên tục lớp trầm tích mềm ở đáy biển, làm giảm 80% số lượng hệ động vật meiofauna và 50% tính đa dạng sinh học của chúng so với những vùng không sử dụng lưới kéo đáy. Tác động tiêu cực của lưới kéo đáy cũng thể hiện ở chỗ nó làm giảm 25% số lượng giun tròn (thành phần chủ yếu trong hệ động vật meiofauna). Ngoài ra nghiên cứu này cũng cho thấy, chất đáy biển cũng bị bào mòn đáng kể (trên 50%), chủ yếu là vật chất hữu cơ (làm thức ăn cho sinh vật ở tầng nước này) và làm suy giảm khoảng 40% hàm lượng cacbon (mang những chức năng quan trọng trong môi trường biển sâu).
Nghiên cứu được tiến hành ở khu vực biển Đông Bắc Catalan, thuộc La Fonera hay Palamos. Kết quả này củng cố thêm sự cần thiết cấp bách cho việc quản lý nghề khai thác lưới kéo đáy bền vững ở vùng biển sâu./.