TIN THỦY SẢN

Sự lột xác của cua

Cua lột xác qua 4 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn A: xảy ra ngay sau lột xác và cua không ăn, chia thành hai giai đoạn phụ A1 và A2.

+A1: vỏ quá mềm nên con vật không thể tự đứng trên những chân, khối lượng cơ thể đang gia tăng vì nước được hấp thu vào cơ thể.

+ A2: sự khoáng vỏ bắt đầu và con vật có thể đứng nhưng vỏ vẫn còn mềm. Khối lượng đã ổn định. Hàm lượng nước trong cơ thể là 86%.

Giai đoạn B: là giai đoạn chính của sự khoáng hóa vỏ mới cua vẫn chưa ăn, chia thành hai giai đoạn phụ là B1 và B2.

+ B1: sự tiết lớp vỏ trong đã bắt đầu, các đốt đùi và đốt bàn có thể uốn cong mà không bị gãy. Hàm lượng nước 85%.

+ B2: sự tiết lớp vỏ trong tiếp tục, các đốt đùi trước, đốt bàn sẽ bị nức khi bị uốn cong. Hàm lượng nước 83%.

Giai đoạn C: vỏ cua đã cứng nhưng sự canxi hóa vỏ vẫn tiếp tục ở những giai đoạn đầu của giai đoạn C, cua bắt đầu ăn tiếp tục trở lại và được chia thành bốn giai đoạn phụ là C1, C2, C3, C4.

+ C1: thời kì chính của sự sinh trưởng các mô, các mặt phía trong của chân còn đàn hồi khi bị nén. Hàm lượng nước chiếm 80%.

+ C2: sự phát triển các mô đang được tiếp tục, vỏ chân vẫn còn đàn hồi khi bị nén nhẹ nhưng sẽ bị nứt khi bị nén quá mạnh. Hàm lượng nước chiếm 76%.

+ C3: vỏ đã cứng nhưng sự canxi hóa vẫn chưa hoàn tất phần bên và phần trước mai. Hàm lượng nước chiếm 68%.

+ C4: (intermoult): sự canxi hóa đã hoàn tất và lớp màng đã được tiết ngay dưới vùng đã được canxi hóa. Các vật chất dự trữ trong quá trình trao đổi chất đang được tích lũy. Sự tăng trưởng mô đã hoàn tất. Hàm lượng nước 60%. Có thể là giai đoạn ngừng lột xác vĩnh viễn (là giai đoạn kết thúc sinh trưởng của một loài nào đó).

Giai đoạn D: là quá trình chuẩn bị cho sự lột xác tiếp theo, sự tái hấp thu canxi xảy ra và các lớp ngoài của vỏ mới đang được tiết ra, và được chia thành bốn giai đoạn phụ là D1, D2, D3, D4.

+ D1: dấu hiệu đầu tiên của việc báo hiệu lột xác đó là sự xuất hiện của gai mới trong gốc của những gai cũ. Lớp vỏ ngoài được tiết bởi những tế bào biểu bì dưới vỏ.

+ D2: là lớp vỏ giữa (lớp sắc tố được tiết).

+ D3: sự tái hấp thu canxi xảy ra đều khắp từ vỏ cũ và điều này gây ra sự nứt ở một số nơi, sự nứt này tạo khe cửa vỡ cho giáp xác lột xác.

+ D4: sự tái hấp thu canxi dọc theo các đường nứt đã hoàn tất, kết quả là tạo khe cửa vỏ nhờ đó con vật có thể thoát ra ngoài, sự hấp thu nước bắt đầu.

Giai đoạn E: giai đoạn cua đã thoát ra khỏi vỏ cũ và hấp thu nước nhanh chóng, gồm bốn giai đoạn phụ là:

-         Giai đoạn tiền lột xác từ D1 – D4.

-         Giai đoạn hậu lột xác từ A1 – C3.

-         Giai đoạn gian lột xác là C4.

-         Giai đoạn lột xác là E.

Duy Nhứt (Sưu tầm)