TIN THỦY SẢN

Sự thích nghi của loài cá để chống lại ký sinh nuôi dưỡng

Cá mèo cu gáy - loài ký sinh nuôi dưỡng xảo quyệt. Ảnh: etov.ua LỆ THỦY Lược Dịch

Như chúng ta đã biết ngoài chim cúc cu còn có những loài khác cũng có tập tính ký sinh nuôi dưỡng. Sự ký sinh nuôi dưỡng này làm tổn hại nghiêm trọng đến cá chủ nuôi và con non của chúng. Vậy chúng đã làm gì để thích nghi?

Ký sinh nuôi dưỡng (Brood parasite) là động vật đánh lừa và trao con cái của động vật khác trứng của mình để chăm sóc nuôi dưỡng. Cách thức ký sinh này xuất hiện trong một số các loài côn trùng, cá, và chim. (Wikipedia). Có những con vật khác có tập tính ký sinh nuôi dưỡng bên cạnh con chim cu như cá mèo cu gáy (Synodontis multipunctatus) một loài cá da trơn Châu Phi có tên khác là cá mèo cuckoo. 

Sự ký sinh nuôi dưỡng này diễn ra tại Hồ Tanganyika ở Châu Phi và ở loài cá được biết đến là cá da trơn cúc cu vì nó xảo quyệt không khác gì loài chim cúc cu.

Chủ nuôi là cá Cichlid, một loài thuộc Họ Cá hoàng đế (Cá rô phi), có tập tính ấp trứng và bảo vệ con non trong miệng. Điều này có thể gây tử vong cho con của cichlid nếu trứng cá mèo cu gáy có trong số trứng. Cá mèo cu gáy đẻ trứng lẫn vào trứng của chủ nuôi, và theo cách thức cạnh tranh trứng này nở trước khi trứng của chủ nhà nở. Cá mèo cu gáy con ăn cá con của cá chủ bên trong miệng của cá mẹ, nhằm chiếm sự chăm sóc toàn bộ từ loài cha mẹ chủ nuôi.

Giáo sư Axel Meyer, nhà sinh vật học tiến hóa của Đại học Konstanz, và nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Sinh vật có xương sống ở Brno (Cộng hòa Séc) đã tiến hành nghiên cứu các chiến lược tiến hóa được sử dụng bởi cá mèo cu gáy và nhiều loại cichlid khác nhau ở hồ Tanganyika và một số hồ châu Phi khác. Nghiên cứu của họ cho thấy một bức tranh về hình dạng tiến hóa hành vi học tập nhằm bảo vệ cá non cũng như sự thích nghi chống lại ký sinh nuôi dưỡng và cái giá mà cá cichlid phải trả.

Các kết quả nghiên cứu được công bố trên ấn phẩm Science Advances được xuất bản vào ngày 2 tháng 5 năm 2018.

Hồ Tanganyika ở Châu Phi nổi tiếng với sự đa dạng sinh học cao trong đó có hơn 250 loài cichlid đặc hữu là những loài động vật ăn tạp. Để bảo vệ con non và ngăn chặn các loài cá khác nuốt chửng, cá cichlid mang và nuôi dưỡng trứng của chúng trong miệng. Trong vài tuần sau khi cá con nở và tự bơi, cá non trở lại miệng của mẹ để được bảo vệ.

Đây là hành vi chăm sóc bố mẹ rất đặc biệt do đó cá mèo cu gáy của Hồ Tanganyika, đã học được cách khai thác: Khi loài cichlid đẻ trứng thì những loài cá ký sinh nuôi dưỡng chỉ đơn giản là đặt trứng của chúng trong số trứng của cichlid. Nếu điều này không được chú ý bởi cá mẹ cichlid thì cá mẹ sẽ mang và nuôi dưỡng cả trứng của loài cá mèo cúc cu trong miệng của nó. Tuy nhiên, ấu trùng của cá mèo cúc cu nở sớm hơn, nuốt chửng con non của cichlid nhưng con mẹ cichlid hoàn toàn bị lừa dối và tin là an toàn. Thông thường, loài cichlid sẽ tin rằng con của cá mèo là của riêng mình thậm chí sau đó, tiếp tục bảo vệ nó.


Nhưng loài cichlid không hoàn toàn ngây thơ, chúng đã học cách tự bảo vệ mình chống lại sự xảo quyệt của cá mèo cu gáy. Khi thu thập trứng vào miệng, chúng cố gắng phân biệt và loại trừ những quả trứng lậu. Tuy nhiên, việc phòng ngừa quá mức sẽ dẫn đến chúng từ chối một số trứng của chính mình. 

Những nghiêm cứu của nhóm nhà khoa học cũng phát hiện rằng này sự kết hợp của "kinh nghiệm tiến hóa" với kinh nghiệm cá nhân và khả năng học hỏi rằng giúp cichlid biết phân biệt giữa trứng của riêng mình và cá khác. Khả năng thích nghi này đã làm cho cichlid ở hồ Tanganyika thành công hơn nhiều khi đối phó với loài ký sinh nuôi dưỡng bố mẹ.

LỆ THỦY Lược Dịch