TIN THỦY SẢN

Tác nhân bệnh truyền nhiễm trên cua biển

Bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm ở cua biển ngày càng nghiêm trọng Hồng Huyền

Trong số những thách thức mà ngành phải đối mặt là sự bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm trong nuôi cua biển ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong đó, các bệnh do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra.

“Bệnh sữa” và “bệnh ngủ” là hai trong số những bệnh nguy hiểm nhất, có thể gây chết lên đến 60-70%, bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế. Một số lượng lớn ký sinh trùng Hematodinium sp. và một số vi khuẩn Vibrio như Vibrio cincinnatiensis, Vibrio parahaemolyticusAeromonas hydrophila đã được phát hiện ở cua “bệnh sữa”, trong khi “bệnh ngủ” được báo cáo là do nhiễm virus bao gồm mud crab reovirus (MCRV), mud crab dicistrovirus (MCDV) và mud crab tombus-like virus (MCTV). Một số vi khuẩn khác như Vibrio alginolyticus, Vibrio anguillarum, Aeromonas sobria, Leucothrix mucor, và Thiothrix sp. cũng đã được phân lập và xác định từ cua bệnh. Ngoài ra, vi-rút hội chứng đốm trắng (WSSV) được biết là lây nhiễm cho cua biển.

Mặc dù, có rất ít nghiên cứu về bệnh nấm ở giáp xác, nhưng có báo cáo cho rằng trong giai đoạn phát triển phôi và ấu trùng, đặc biệt là ở giai đoạn chết cao của zoea I, cua biển có thể bị nhiễm một số loại nấm, chẳng hạn như Lagenidium sp., Siropidium sp.Haliphthoros spp.. Trứng không thể nở sau khi nhiễm bệnh và ấu trùng bị nhiễm bệnh có khả năng điều hòa ánh sáng kém, hoạt động của chúng bị suy yếu đáng kể hoặc thậm chí chết. 

Bệnh sữa” và “bệnh ngủ” là hai trong số những bệnh nguy hiểm nhất ở cua

Cua biển phát hiện có sự xuất hiện của ký sinh trùng như là ký sinh trùng đơn bào (protozoans) chẳng hạn như Zoothamnium, VorticellaEpistylis; hay Hematodinium sp. được báo cáo là gây bệnh và làm chết cua biển. Phần lớn các báo cáo về ký sinh trùng metazoan bao gồm các loài như Sacculina sp.Loxothylacus sp., nấm bệnh như Lagenidium sp., Haliphthoros sp., Halocrusticida sp., Atkinsiella sp.Fusarium sp.

Người ta thường tin rằng cua biển ít mắc bệnh hơn tôm he (tôm biển), có thể là do mật độ thả thấp hơn. Tuy nhiên, một loạt các mầm bệnh và bệnh được biết là lây nhiễm ở tất cả các giai đoạn phát triển của cua biển. Bao gồm, giai đoạn trứng, ấu trùng, con non và trưởng thành của cua biển. Do đặc điểm sinh trưởng và phát triển, cua biển trải qua 21 lần lột xác từ giai đoạn phôi đến thành thục sinh dục. Trong lúc quá trình lột xác, những thay đổi hình thái quy mô lớn xảy ra trong lớp vỏ ngoài và lớp sừng mới hình thành rất dễ vỡ và cực kỳ dễ bị nhiễm mầm bệnh. 

Đặc điểm hệ thống miễn dịch của cua biển tương tự như tôm, hệ miễn dịch của chúng chưa hoàn chỉnh, do đó việc nhiễm bệnh rất dễ dàng. Đồng thời, cua biển có đặc điểm sống dưới nền đáy hay trong hang dẫn tiếp xúc với vật chủ trung gian mang mầm bệnh truyền nhiễm là dễ xảy ra. Trong cơ chế phòng bệnh, mai cứng và lớp biểu bì bên ngoài là hàng rào phòng thủ  đầu tiên của cua; chúng không chỉ tạo ra một hàng rào vật lý hiệu quả mà còn sản sinh ra các yếu tố miễn dịch để bảo vệ cua chống lại sự đeo bám và xâm nhập của mầm bệnh.

Như được tìm thấy trong các hệ thống miễn dịch của động vật không xương sống khác, cua biển chủ yếu dựa vào khả năng miễn dịch bẩm sinh, bao gồm cả miễn dịch tế bào và dịch thể, để chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập. Khả năng miễn dịch này có thể cung cấp sự bảo vệ hiệu quả chống lại nhiều mối đe dọa và nguy hiểm phải đối mặt, vì các chuỗi phân tử có thể được kích hoạt nhanh chóng, tức là trong vòng vài giờ. Mức độ rủi ro lây nhiễm trước tiên được nhận dạng bởi các thụ thể nhận dạng mẫu (PRR) và sau đó các thụ thể này bắt đầu các đường dẫn tín hiệu xuôi dòng, chẳng hạn như tín hiệu Toll/IMD và hệ thống proPO. Ở cấp độ thứ hai, vật chủ chống lại sự lây nhiễm thông qua quá trình thực bào tế bào máu, tạo hắc tố và gây độc tế bào, điều này sẽ tạo ra các phản ứng oxy (ROS). Đồng thời, các tác nhân miễn dịch khác nhau được tạo ra, bao gồm các peptide kháng khuẩn (AMPs), cytokine, enzyme chống oxy hóa và protein sốc nhiệt.  

Sự lây nhiễm chéo giữa cua biển và tôm he nuôi khác trong điều kiện hở, nuôi kết hợp và vai trò “vật mang mầm bệnh” của cua biển cũng cần được làm rõ thêm. Các chiến lược truyền thống “dập tắt mầm bệnh” khó áp dụng trong môi trường nước. Kiến thức liên quan đến các tác nhân gây bệnh trong nuôi cua biển và cách chúng tương tác với vật chủ của chúng còn hạn chế. Do đó, một chế độ quản lý sức khỏe nghiêm ngặt xoay quanh chăn nuôi khoa học, canh tác và quản lý hợp lý nước, thức ăn và thuốc sử dụng là cần thiết để duy trì nuôi cua biển. 

Hồng Huyền