Thành công nhờ cá kèo
Trong khi người nuôi tôm hằng ngày ăn không ngon ngủ không yên vì dịch bệnh trên tôm đang trầm trọng và không biết khi nào kết thúc, người nuôi cá tra lao đao vì giá cá bấp bênh thì người nuôi cá kèo ung dung chờ đếm tiền.
Lãi lớn từ cá kèo
Trong số hộ chuyển sang vật nuôi khác, có gia đình anh Nguyễn Thanh Sang (huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Từng có 25 ao nuôi tôm nhưng hai năm nay gia đình anh Sang chuyển sang nuôi cá kèo. Anh cho biết, vài năm lại đây, tốc độ phát triển diện tích nuôi tôm ở Sóc Trăng tăng quá nhanh; con tôm mang đến cuộc sống ấm no và dư dật cho nhiều hộ gia đình nhưng nay ai càng bám trụ con tôm thì nguy cơ trắng tay càng cao.
>> Mùa nuôi cá kèo thường bắt đầu từ tháng 4 âm lịch hằng năm. Cá giống thường dài khoảng 2cm, kích cỡ đều nhau, màu sắc đồng đều, hoạt động nhanh, không bị xây xát. Khi vận chuyển cá giống phải cho vào túi có bơm oxy với tỷ lệ nước: ôxy là 1:3; tỷ lệ cá là 2.000 - 3.000 con/1,5 lít nước; nếu vận chuyển xa thì 5 giờ bơm ôxy mới 1 lần.
Năm 2010, thấy tôm chết nhiều, anh chán nản muốn bỏ ao nhưng có người bạn tư vấn nên chuyển sang cá kèo. Nghe lời bạn, anh nuôi thử nghiệm hai ao cá kèo “cho có việc làm”, vì không thích ngồi chơi. Vụ nuôi đó cá kèo đem lại cho anh khoản tiền lời đáng kể. Trên cùng diện tích nuôi nhưng lợi nhuận từ cá kèo hấp dẫn không kém tôm. Vụ tiếp theo anh nuôi 8 ao. Cũng như lần trước, lại lãi lớn, trong khi những hộ nuôi tôm trong vùng điêu đứng bởi tôm chết dịch. Sau bốn vụ, nhận thấy đã tích lũy đủ kinh nghiệm nên đầu năm 2012 anh Sang dốc toàn lực vào 25 ao cá kèo.
Theo các nhà khoa học, mật độ nuôi thích hợp cho một mét vuông mặt nước khoảng 100 con. Tuy nhiên, qua quan sát tập tính cá kèo, anh Sang phát hiện khoảng nửa đêm cá kèo nổi lên mặt nước càng nhiều. Nghi cá thiếu ôxy, sẵn có những cánh quạt nước từ những vụ nuôi tôm trước nên anh cho quạt để cung cấp đủ ôxy. Một thời gian sau, thấy cá lớn nhanh hơn những ao khác. Sau đó, anh thử tăng mật độ nuôi từ 100 lên 200 con/m2 và nay trong khi những hộ nuôi cá kèo bên cạnh vẫn trung thành với mật độ 100 con/m2 thì anh Sang đã nuôi với mật độ 300 con/m2 mà cá vẫn lớn nhanh.
Tiên phong GreenFeed
Anh Nguyễn Thanh Sang (đội mũ) đang thu hoạch cá kèo
>> Cá kèo thường sinh sống ở vùng nước lợ như bãi triều, cửa sông các tỉnh miền Nam; ăn tạp tôm nhỏ, giun, tảo, phiêu sinh vật... Nó thường dài 10 – 20cm, thân hình trụ to bằng ngón tay, dẹp dần về phía đuôi, da trơn nhớt, chui rúc trong bùn như lươn, chạch, đào hang để trú. Cá kèo có thể sống trong môi trường có độ mặn từ 0 - 40‰, thích hợp nhất là từ 5 - 25‰, pH 7-8,5, độ kiềm 100 - 150mg CaCO3/l, độ trong 30 - 35cm; do đó, cá kèo có thể nuôi trong ruộng muối, ao tôm sau hoặc nuôi ghép cá kèo - cua, cá kèo - tôm trên ruộng lúa.
Trong khi các công ty sản xuất thức ăn thủy sản khác tập trung vào thức ăn cho cá tra và tôm là chính thì Công ty CP GreenFeed Việt Nam tung ra thị trường thức ăn cao cấp cho cá kèo. Để người nuôi làm quen cá kèo, ban đầu bộ phận kỹ thuật của Công ty đã đi nhiều nơi mua cá kèo giống về hỗ trợ những ai muốn chuyển sang nuôi cá kèo. Đây cũng là cách Green Feed kiểm nghiệm và thêm bước nữa để hoàn thiện công thức đặc trưng cà kèo Công ty sẽ tung ra thị trường. Theo ông Phan Thúc Liêu, Giám đốc điều hành Đơn vị Kinh doanh Thủy sản của Green Feed Việt Nam, nếu muốn làm ăn lâu dài và tạo được uy tín với người nuôi trồng thủy sản thì chất lượng sản phẩm sẽ quyết định tất cả chứ không phải những lời quảng cáo có cánh.
Hiện, gia đình anh Sang đang chăn nuôi bằng loại thức ăn công nghiệp cao cấp chuyên cho cá kèo SuperWhite (của Công ty CP GreenFeed Việt Nam) với các mã sản phẩm S6506M0 (dạng bột mịn), S6506M1 (dạng mảnh nhỏ), S6506M2 (dạng mảnh lớn), S6516A1 (dạng 1 li 35 đạm), S6526A1 (dạng 1 li 30 đạm) S6326A (dạng 1.5 li 28 đạm) theo từng độ tuổi của cá.
Theo anh Sang, cá kèo rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, không sợ rủi ro. Tuy nhiên, cần phải chọn con giống tốt và nên sử dụng nguồn thức ăn có uy tín đảm bảo chất lượng thì cá sẽ phát triển tốt, tỉ lệ nuôi thành công cao.