Thế giới đã vứt bỏ 10 triệu tấn cá mỗi năm
Mỗi năm, các đội tàu đánh cá công nghiệp bỏ lại gần 10 triệu tấn cá tươi ở đại dương, khối lượng này đủ để lấp đầy khoảng 4.500 bể bơi Olympic.
Thông tin được đưa ra trong một nghiên cứu do các chuyên gia Đại học British Columbia (Canada) và Đại học Western (Australia) công bố cuối tháng 6 vừa qua, trong khuôn khổ hoạt động của Sáng kiến Sea Around Us.
Các chuyên gia cho hay do những yếu kém trong khâu quản lý và hạn chế về kỹ thuật đánh bắt nên khoảng 10% tổng sản lượng khai thác cá trên thế giới thập niên qua đã bị bỏ lại biển.
Thông tin được đưa ra trong một nghiên cứu do các chuyên gia Đại học British Columbia (Canada) và Đại học Western (Australia) công bố cuối tháng 6 vừa qua, trong khuôn khổ hoạt động của Sáng kiến Sea Around Us. Các chuyên gia cho hay do những yếu kém trong khâu quản lý và hạn chế về kỹ thuật đánh bắt nên khoảng 10% tổng sản lượng khai thác cá trên thế giới thập niên qua đã bị bỏ lại biển.
Giáo sư Dirk Zeller (Đại học Western), thành viên nhóm nghiên cứu khẳng định đây là vấn đề rất nghiêm trọng trong bối cảnh những lo ngại về tình trạng mất an ninh lương thực và thiếu hụt dinh dưỡng trên thế giới đang ngày càng gia tăng.
Theo nghiên cứu, các ngư dân thường loại bỏ một phần cá họ đánh bắt được vì cá mắc lưới không thể bán được trên thị trường hoặc do cá quá nhỏ, thậm chí có những ngư dân vứt bỏ cá do đó không phải loài họ dự định đánh bắt.
Giáo sư Zeller cho biết thêm: “Việc thải loại cá cũng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu phân loại khắt khe về chất lượng cá. Các ngư dân sẽ tiếp tục làm việc này ngay cả khi đánh bắt được những con cá có thể bán. Nếu đánh bắt được cá lớn hơn, ngư dân sẽ loại những con cá nhỏ đi chứ không thể mang về tất cả vì không có đủ chỗ chứa trong các tủ đông lạnh hoặc trọng lượng tàu vượt mức cho phép”.
Nghiên cứu đã thống kê tổng sản lượng cá bị loại bỏ theo thời gian. Theo đó, trong những năm 1950 có khoảng 5 triệu tấn cá bị thải loại mỗi năm, con số này tăng lên mức 18 triệu tấn vào những năm 1980. Trong thập kỷ qua, sản lượng cá bị loại bỏ đã giảm xuống mức hiện tại là gần 10 triệu tấn một năm.
Giáo sư Dirk Zeller (Đại học Western), thành viên nhóm nghiên cứu khẳng định đây là vấn đề rất nghiêm trọng trong bối cảnh những lo ngại về tình trạng mất an ninh lương thực và thiếu hụt dinh dưỡng trên thế giới đang ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu, các ngư dân thường loại bỏ một phần cá họ đánh bắt được vì cá mắc lưới không thể bán được trên thị trường hoặc do cá quá nhỏ, thậm chí có những ngư dân vứt bỏ cá do đó không phải loài họ dự định đánh bắt. Giáo sư Zeller cho biết thêm: “Việc thải loại cá cũng nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu phân loại khắt khe về chất lượng cá. Các ngư dân sẽ tiếp tục làm việc này ngay cả khi đánh bắt được những con cá có thể bán. Nếu đánh bắt được cá lớn hơn, ngư dân sẽ loại những con cá nhỏ đi chứ không thể mang về tất cả vì không có đủ chỗ chứa trong các tủ đông lạnh hoặc trọng lượng tàu vượt mức cho phép”. Nghiên cứu đã thống kê tổng sản lượng cá bị loại bỏ theo thời gian. Theo đó, trong những năm 1950 có khoảng 5 triệu tấn cá bị thải loại mỗi năm, con số này tăng lên mức 18 triệu tấn vào những năm 1980. Trong thập kỷ qua, sản lượng cá bị loại bỏ đã giảm xuống mức hiện tại là gần 10 triệu tấn một năm.
Các chuyên gia lý giải việc khối lượng cá loại bỏ giảm trong những năm gần đây có thể là nhờ cải thiện quản lý khai thác thủy sản và cải tiến công nghệ đánh bắt, nhưng cũng không loại trừ nguyên nhân do nguồn cá đại dương đang dần cạn kiệt. Kể từ giữa những năm 1990, sản lượng đánh bắt cá đã giảm khoảng 1,2 triệu tấn mỗi năm.
Ông Zeller bình luận: “Lượng cá bị loại bỏ đang ngày càng giảm do con người đang đánh bắt cạn kiệt nguồn cá, sản lượng khai thác và đánh bắt cá ngày càng ít hơn qua mỗi năm cũng là lý do khiến ngư dân ít vứt bỏ cá hơn”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các tàu đánh cá công nghiệp đang di chuyển sang các vùng biển mới khi lượng thủy sản ở những vùng khai thác quen thuộc suy giảm. Đây cũng là xu hướng đáng lo ngại, cần được quan tâm.
Các chuyên gia lý giải việc khối lượng cá loại bỏ giảm trong những năm gần đây có thể là nhờ cải thiện quản lý khai thác thủy sản và cải tiến công nghệ đánh bắt, nhưng cũng không loại trừ nguyên nhân do nguồn cá đại dương đang dần cạn kiệt. Kể từ giữa những năm 1990, sản lượng đánh bắt cá đã giảm khoảng 1,2 triệu tấn mỗi năm. Ông Zeller bình luận: “Lượng cá bị loại bỏ đang ngày càng giảm do con người đang đánh bắt cạn kiệt nguồn cá, sản lượng khai thác và đánh bắt cá ngày càng ít hơn qua mỗi năm cũng là lý do khiến ngư dân ít vứt bỏ cá hơn”. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các tàu đánh cá công nghiệp đang di chuyển sang các vùng biển mới khi lượng thủy sản ở những vùng khai thác quen thuộc suy giảm. Đây cũng là xu hướng đáng lo ngại, cần được quan tâm.