Thời kì phục hưng của tôm sú
Theo Robins McIntosh, những tiến bộ trong di truyền của tôm sú (Penaeus monodon) đang dần dẫn đến sự phục hưng của loài này.
Phát biểu tại Gobal Shrimp Futum , McIntosh - Phó chủ tịch cấp cao của CP Foods, là một trong những chuyên gia nuôi tôm hàng đầu thế giới - đã có một bài thuyết trình đánh giá về số phận của ngành tôm sú và lý do tại sao ngành này lại phục hồi sau hai thập kỷ suy giảm.
Thách thức
McIntosh giải thích rằng nghề nuôi tôm bắt đầu ở châu Á vào khoảng năm 1985, nổi bật là nghề nuôi tôm sú – với nguồn tôm bố mẹ và nguồn ấu trùng từ tự nhiên. Tuy nhiên, do các tác động về di truyền kém dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm của tôm sú hiện nay, sau đó nó dần bị thay thế bởi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Đến năm 2002 , tình trạng nuôi tôm sú thua lỗ diễn ra ngày càng trầm trọng, vì thế cần có sự thay đổi ngay lúc này. Lựa chọn của hầu hết người nuôi ngay lúc này chính là tôm thẻ chân trắng đã được thuần hóa, với thời gian nuôi ngắn , không phụ thuộc vào các nguồn giống từ tự nhiên. Đây cũng là một trong những bước ngoặc đánh dấu thập kỉ mới trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và cũng là thời kì tôm sú càng bị nhấn chìm.
Trong khi đó, một số công ty, bao gồm CP (năm 2003) và Moana (năm 2001), bước đầu có những nghiên cứu việc thuần hóa tôm sú “Việc thuần hóa khó hơn rất nhiều so với dự đoán của bất kỳ ai bởi vì rằng tôm sú phải mất 8 thế hệ mới có thể chọn lọc được”.
Để có thể tạo ra một nguồn giống tôm sạch bệnh (SPF), Công ty CP phải đảm bảo nguồn giống sạch, mang lại càng nhiều biến thể di truyền có chất lượng cao trong phạm vi của loài . Sau khi thuần hóa, có thể kéo dài 8 hoặc 9 năm , họ bắt đầu quá trình tuyển chọn giống tại trung tâm nhân giống ở Thái Lan. Tại thế hệ thứ 14 (F14), McIntosh sẽ đánh giá được tỷ lệ sống của tôm tăng từ khoảng 30% lên 85% như thế nào, khi đó hiệu suất được cải thiện, người nuôi sẽ được hưởng lợi.
Các quốc gia đã sử dụng dòng tôm sú mới thuần hóa bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Bangladesh và Madagascar.
Ưu và nhược điểm của tôm sú
Theo McIntosh, những ưu điểm chính của tôm sú là có khả năng chống chịu với cả EMS / AHPND và EHP. “Ở Việt Nam, Ấn Độ, hoặc Thái Lan khi tôm thẻ đang chết và không phát triển tốt, nhưng khi đưa tôm sú vào thì chúng vẫn có thể sống. Tôm sú cũng yêu cầu đầu tư vốn thấp hơn - Tôi gọi sú là tôm của người nghèo - bạn không cần đệm lót, sục khí nặng và các kỹ thuật cao như tôm thẻ chân trắng, và giá cả trên thị trường cũng dao động ở mức cao” - ông nói.
Những bất lợi của nuôi tôm sú bao gồm năng suất tương đối thấp và tốc độ tăng trưởng chậm, mặc dù McIntosh tin rằng những điều này có thể vượt tôm thẻ chân trắng trong 10 năm nữa khi chương trình chọn lọc bắt kịp với tôm thẻ chân trắng.
Một chiến lược mới để nuôi tôm sú
McIntosh đã phác thảo một số kỹ thuật sản xuất mới. Chúng bao gồm một hệ thống nuôi ghép trong đó tôm thẻ chân trắng được bổ sung vào ao tôm sú sau 6-7 tuần sau khi thả tôm. Bởi vì tôm thẻ chân trắng có thể sẽ ăn tôm sú. Một phương pháp khác là nuôi luân phiên tôm sú với tôm thẻ chân trắng để hạn chế mầm bệnh phát triển.
Mặc dù McIntosh không tin rằng tôm sú sẽ vượt qua được sản lượng tôm thẻ chân trắng trên toàn cầu, nhưng ông nhận thấy loài này có tiềm năng ở một số vùng địa lý khi di truyền đã được cải thiện.
“Vào những năm 2001-2002, tôm sú gần như không còn nhiều chỗ đứng bởi canh tác tôm thẻ chân trắng dần đại trà hơn. Nhưng ngày nay, tôm sú thuần hóa đã phổ biến hơn trong ao hoặc trong trại giống như tôm thẻ chân trắng. Vì vậy, nó sẽ có thị trường ngách và nó sẽ tiếp tục phát triển. Đặc biệt là nếu chúng ta tiếp tục gặp vấn đề với tôm thẻ chân trắng ở châu Á, bởi vì tôm sú dường như có một số thuộc tính đặc giúp nó tăng trưởng tốt, trong khi tôm thẻ chân trắng thì không” - ông kết luận.