TIN THỦY SẢN

Thức ăn theo mùa: Cho ăn phù hợp với sinh lý cá

Mỗi mùa thức ăn sẽ có một đặc tính riêng. Ảnh: International Aquafeed VĂN THÁI (Lược dịch)

Ở hầu hết các khu vực trên thế giới, thiên nhiên có sự biến thiên theo mùa do đó nuôi trồng thủy sản cần tuân theo mùa vụ theo cách này hay cách khác. Thời tiết ảnh hưởng đến cả sinh lý và hành vi của động vật thủy sản ở những mức độ khác nhau. Cá là động vật biến nhiệt do đó nhiệt độ cơ thể chúng thay đổi đáng kể khi có sự biến động nhiệt độ môi trường xung quanh.

Trong điều kiện khí hậu thay đổi, sự phụ thuộc này có thể tác động nghiêm trọng đến quần thể cá khi nhiệt độ môi trường giảm nhanh hoặc tăng nhanh trong một khoảng thời gian ngắn.

Mối liên hệ giữa nhiệt độ và sự trao đổi chất

Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể có tác động rõ rệt đến cả tốc độ và hiệu quả chuyển hóa của cá. Về mặt này, sự trao đổi chất của cá được tăng lên ở nhiệt độ cao hơn và ngược lại. Do đó, lượng thức ăn, cũng như khả năng tiêu hóa và sử dụng chất dinh dưỡng của cá cũng thay đổi theo nhiệt độ. 

Khi thời tiết thay đổi từ mùa đông sang mùa xuân, nhiệt độ nước thay đổi nhanh chóng xảy ra ở nhiều trang trại nuôi cá. Đây được coi là thời kỳ mỏng manh nhất trong nuôi cá. Sự gia tăng nhiệt độ mạnh mẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cá và thách thức hệ thống miễn dịch của nó. Thông thường, những khó khăn của cá gặp phải trong việc thích nghi với môi trường thay đổi trở nên đáng chú ý là sự thèm ăn kém, thờ ơ và tổn thương da.

Do đó, khi cá gặp vấn đề với sự thay đổi điều kiện môi trường làm giảm hiệu suất tăng dẫn đến lợi nhuận ít hơn cho nông dân. Tuy nhiên điều này trái ngược với việc thay đổi hoạt động trang trại trong quá trình chuyển đổi từ mùa đông sang mùa xuân khi cường độ cho ăn tăng lên. 

Nhiệt độ ấm lên làm tăng quá trình trao đổi chất 

Khi nhiệt độ nước tăng lên, độ hòa tan oxy trong nước giảm khi nhiệt độ nước tăng, mặt khác nhiệt độ tăng các quá trình trao đổi chất tăng làm tăng nhu cầu O2, nếu môi trường không đáp ứng đủ oxy cá sẽ bị thiếu oxy. Điều này đặc biệt đúng đối với cá con, vì chúng dễ bị thiếu oxy hơn so với cá trưởng thành. Do đó, nhiệt độ nước tăng đột ngột có thể trở thành một yếu tố gây căng thẳng, đặc biệt là trong điều kiện trang trại thâm canh khi nguồn cung cấp oxy bị hạn chế hoặc ứng dụng của nó quá tốn kém. Về mặt sinh lý, cá thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột bằng cách tăng cường hô hấp, tăng lượng hồng cầu trong máu và mức độ hormone căng thẳng trong máu cũng cao hơn.

Do đó cần thiết phải hỗ trợ cá trong giai đoạn có khả năng căng thẳng này, bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng cụ thể trong thức ăn. Hầu hết các động vật có thể tổng hợp vitamin C, nhưng nhiều loài cá thì không thể. Về mặt sinh lý, vitamin C là tiền chất của collagen, chúng cần thiết cho sự hình thành mô liên kết, mô sẹo trong sửa chữa vết thương và chất cơ bản của xương. Nó cũng tạo điều kiện cho sự hấp thụ sắt và bảo vệ mô khỏi tổn thương oxy hóa. Việc bổ sung vitamin C nồng độ cao đã ghi nhận làm tăng phản ứng miễn dịch ở nhiều loài cá.

Một hãng sản xuất thức ăn đã bổ sung thêm một liều vitamin C, góp phần vào việc hình thành các tế bào hồng cầu và thúc đẩy sản xuất collagen, do đó tạo điều kiện cho việc hấp thụ oxy và thúc đẩy quá trình làm lành da và chữa lành vết thương. Cuối cùng, nó hỗ trợ cá trong giai đoạn chuyển tiếp đầy thách thức từ mùa đông sang mùa xuân.

Chống căng thẳng cho cá do nhiệt độ cao

Vào mùa hè, thời tiết đặc trưng bởi nhiệt độ cao và sự trao đổi chất cũng cao nhất ở cá nuôi. Sóng nhiệt và nhiệt độ cao trong suốt mùa hè thách thức cá khi  đến gần giới hạn sinh học. Mùa hè thường dẫn đến tình trạng stress oxy hóa của cá bởi sự kết hợp của nhiệt độ cao và sự trao đổi chất cao của cá. Oxy hóa stress là một sự mất cân bằng giữa chất oxy hóa và chất chống oxy hóa dẫn đến gây hại cho tế bào.

Để duy trì sự cân bằng nội môi, tế bào cơ thể lấy nhiều năng lượng hơn để chống lại oxy hóa stress. Triệu chứng trên cá bao gồm, stress nhiệt, giảm thèm ăn, phòng thủ miễn dịch suy yếu và giảm chất lượng của thịt cá.

Để chống lại triệu chứng này một hãng thức ăn đã sản xuất thức ăn cho mùa hè với sự bổ sung chất chống oxy hóa tự nhiên, như: quercetin, Disipenyl diphenyl, ... các chất giúp phục hồi sự cân bằng oxy hóa. Chất chống oxy hóa có một vài tác động tích cực bao gồm giảm sự tress nhiệt, kích thích hệ thống miễn dịch, tăng lượng thức ăn dẫn đến tăng trọng lượng cơ thể.

Với sự giảm nhiệt độ vào mùa thu, sự trao đổi chất của cá giảm xuống và cá giảm lượng ăn của chúng. Do đó điều quan trọng là cung cấp cho cá kho dự trữ năng lượng cần thiết và hỗ trợ chức năng tế bào ở nhiệt độ thấp.

Điều kiện tiên quyết cho mùa đông

Màng tế bào cùa các động vật và thực vật được hình thành bởi màng lipid của các nhóm chính như glycolipid, cholesterin và phospholipid tạo nên màng điển hình cần thiết cho mọi sự sống. Ở nhiệt độ thấp tính linh hoạt của màng tế bào giảm đi nếu không hỗ trợ với phospholipid với hàm lượng chất béo không bão hòa cao dẫn đến giảm trao đổi nước bề mặt và thiết bị của trang trại nuôi cá. Do đó, năng lượng sẵn có tăng và nhanh hơn có lợi cho sự tăng trưởng của cá ngay cả ở nước có nhiệt độ thấp. Một thách thức khác là giảm khả năng tiêu hóa của protein do sự trao đổi chất thấp. 

Thách thức này được đáp ứng với việc bổ sung các peptide với hàm lượng cao có sẵn. Trong thức ăn, peptide làm tăng khả năng tiêu hóa protein và sự sẵn có của các acid amin.


Tóm lại việc cung cấp thức ăn cho cá mỗi mùa sẽ có một đặc điểm riêng phù hợp với sinh lý cá để đảm bảo cho sự tăng trưởng và sự thích nghi của cá với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường trong năm.

Xem văn bản tiếng anh trên magazine International Aquafeed 

VĂN THÁI (Lược dịch)