TIN THỦY SẢN

Tin thủy sản: Những mô hình nuôi thành công ở các địa phương

Tin thủy sản: Những mô hình nuôi thành công ở các địa phương Admin

Đây là những mô hình thành công ở nhiều địa phương như: mô hình nuôi ba ba gai, mô hình nuôi ghép, mô hình nuôi cá kết hợp trồng cây ăn trái...

1. Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi baba gai

Nhờ mô hình nuôi ba ba gai mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

ông Đạt cho biết: “Ba ba gai là loài phàm ăn, mỗi lần cho ăn theo trọng lượng từ 10 - 15% trọng lượng ba ba, thức ăn chính là các loại tép, ốc, tôm, cua. Mỗi năm baba cái đẻ từ 3 đến 4 lứa. Phải thường xuyên theo dõi đến giai đoạn đẻ phải tách riêng con đực và con cái theo tỷ lệ 1 đực và 5 cái hoặc 1 đực và 4 cái. Khi con cái đẻ thì chuồng ấp trứng phải được đảm bảo duy trì đúng nhiệt độ từ 30oC đến 32oC thì mới đảm bảo nhiệt độ ấp trứng mới không bị hỏng.”

Xem đầy đủ: https://tepbac.com/tin-tuc/full/Thu-tram-trieu-dong-moi-nam-tu-nuoi-ba-ba-21644.html

2. Nuôi cá kết hợp trồng cây ăn trái lãi 500 triệu đồng/năm

Ông Lê Văn Bon ở khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ nuôi ghép nhiều loại cá, trên bờ trồng cây ăn trái kết hợp nuôi gà thả vườn thu lãi hơn nửa tỷ đồng/năm nhờ mô hình cá thát lát nuôi ghép với cá sặc rằn, và mô hình nuôi cá bông lau đem lại hiệu quả cao.

Xem đầy đủ: https://tepbac.com/tin-tuc/full/Nuoi-ca-ket-hop-trong-cay-an-trai-lai-500-trieu-dongnam-21611.html

3. Sản xuất giống cá chép lai Việt Nam - Trung Quốc

Trại Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản cấp I (Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai) đã thành công trong công nghệ sản xuất giống cá chép lai khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon, giá cả ổn định được thị trường chấp nhận.

Kỹ thuật sản xuất giống cá chép lai Việt Nam- Trung Quốc: Bằng phương pháp lai xa, cho lai cá chép đực (thân hình dài, tốc độ sinh trưởng nhanh, bụng bé) thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với cá cái chép Việt Nam ( đặc tính: màu sắc vàng đẹp, sức đề kháng cao, thịt thơm ngon). Sau đó dùng phương pháp chọn lọc hàng loạt qua nhiều thế hệ, dựa vào kiểu hình để chọn lọc đàn cá hậu bị có chất lượng tốt nhất (dựa trên tốc độ tăng trưởng, thân hình dài, màu sắc...). Từ đó tiếp tục chọn những cá thể tốt nhất trong đàn cá hậu bị để trở thành đàn cá bố mẹ, rồi tiến hành nuôi vỗ theo quy trình để tạo ra thế hệ F1.

Xem chi tiết: https://tepbac.com/tin-tuc/full/Cong-nghe-san-xuat-giong-ca-chep-lai-Viet-Nam-Trung-Quoc-21632.html

4. Giàu nhờ trồng rong nho

Anh Nguyễn Văn Dỗng là một trong những nông dân trẻ sản xuất giỏi tiêu biểu ở Ninh Hải, Ninh Thuận. Hơn 3 năm gắn bó với nghề trồng rong nho, Nguyễn Văn Dỗng trở thành chuyên gia của loài cây nuôi trồng mặt nước có giá trị kinh tế cao vào diện “số một” ở huyện Ninh Hải.

Kinh nghiệm của anh Dỗng : Cây rong nho sinh trưởng tốt ở vùng im gió, nắng ấm, nước có độ mặn 25-30‰. Đây là loài cây dễ trồng, sinh trưởng tốt và phát triển nhanh nhờ hấp thu chất hữu cơ trong nguồn nước. Sau khi xuống giống khoảng 2 tháng, cây rong nho bắt đầu cho thu hoạch theo phương thức “tỉa chùm” có độ dài 6-9 cm.

Xem chi tiết: https://tepbac.com/tin-tuc/full/Nong-dan-bam-dia-lam-giau-21620.html

5. Mô hình nông dân nuôi cá thành công ở Yên Hưng

Hộ nuôi thành công ở Yên Hưng có gia đình anh Dũng, anh Dưỡng. 2 mô hình nuôi cho hiệu quả kinh tế cao.

Kinh nghiệm của anh Dũng: “Đối với cá rô đồng, kết quả vụ nuôi phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cá giống. Khi chọn mua cá giống cần lưu ý các tiêu chuẩn như cá phải có màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, kích thước đồng đều...; tốt nhất nên mua cá giống tại những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng. Khi đem cá giống về không nên thả ngay mà phải ngâm cả bao cá xuống ao cho nhiệt độ trong và ngoài bao cân bằng nhau mới cho cá bơi từ từ ra ngoài”. Chính bởi sự tỉ mỉ chăm sóc nên hằng năm anh Dũng thu hoạch được hơn 4 tấn cá các loại, thu hơn 200 triệu đồng sau khi trừ chi phí, tiêu thụ ổn định tại thị trường Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nội…

Với kinh nghiệm nuôi cá nước ngọt của anh Dưỡng hơn 20 năm, anh thấy rằng cá diêu hồng là loại cá ăn tạp, dễ nuôi, có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nên rất thích hợp cho việc nuôi thâm canh. Bên cạnh đó, thời gian sinh trưởng của cá diêu hồng ngắn, ít bị dịch bệnh.  Do cá diêu hồng là loài có đặc tính ăn tạp nên trong quá trình nuôi cần chú ý bảo đảm vệ sinh nguồn nước, không vứt rác thải xuống ao nuôi tránh trường hợp cá ăn phải sẽ mắc bệnh và chết”. Trước mỗi vụ nuôi, anh Dưỡng đều tháo cạn nước ao, vét bớt bùn, dọn sạch cỏ, rong bám xung quanh bờ ao, rắc vôi bột với liều lượng thích hợp rồi phơi đáy ao từ 5-7 ngày để đảm bảo ao được sạch sẽ, tiêu diệt mầm bệnh sau đó mới cho nước vào và thả cá diêu hồng. Nhờ vậy, mỗi năm trung bình hộ anh Dưỡng thu hoạch trên 5 tấn cá thương phẩm các loại.

Xem chi tiết: http://baoninhbinh.org.vn/gia-tan-phat-trien-nuoi-trong-thuy-san-nuoc-ngot-20170529083353447p2c22.htm
 

Admin