TIN THỦY SẢN

Xu hướng xuất khẩu ngành tôm châu Á 2024

Năm 2024 ngành tôm tiếp tục nhận nhiều thách thức Hòa Thy

Tại sự kiện Health and Nutrition Asia 2024 diễn ra ở Thái Lan, các chuyên gia đã nêu lên những thách thức lớn mà ngành tôm châu Á đang phải đối mặt, bao gồm dịch bệnh và sự cạnh tranh gay gắt từ Ecuador.

Thách thức ngành tôm châu Á đang đối mặt

Tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm ở châu Á, bao gồm cả Việt Nam, đang diễn biến phức tạp. Các bệnh như Taura (bệnh đốm trắng), bệnh do vi khuẩn Vibrio và nấm đang gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm. Điều này làm giảm năng suất và chất lượng tôm, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng và giá cả trên thị trường.

Ecuador đã nổi lên như một đối thủ đáng gờm trong ngành tôm toàn cầu. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên thuận lợi, chi phí sản xuất thấp và chính sách hỗ trợ từ chính phủ, Ecuador đã nhanh chóng tăng sản lượng tôm và chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Tôm Ecuador có giá thành cạnh tranh hơn so với tôm châu Á, gây áp lực lớn lên các nhà sản xuất tôm trong khu vực, đặc biệt là những nước có chi phí sản xuất cao như Việt Nam.

Những đối lập giữa ngành tôm Châu Á và Ecuador

Thông qua bài thuyết trình của Phó Tổng thư ký Soraphat Panakorn tại TABA. Việc phân tích những điểm khác biệt giữa ngành tôm châu Á Thái Bình Dương và Ecuador sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình hình sản xuất tôm toàn cầu.

Ecuador

Ecuador đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong sản xuất tôm. Sản lượng tôm của nước này đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, đưa Ecuador trở thành nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Áp dụng mô hình nuôi tôm công nghiệp với quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến và quản lý chuyên nghiệp. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá.

Ngành tôm Ecuador tăng trưởng trở lại

Tôm Ecuador được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới, bao gồm cả các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Điều này giúp Ecuador giảm thiểu rủi ro khi một thị trường gặp khó khăn.

Châu Á Thái Bình Dương

Ngành tôm châu Á Thái Bình Dương có sự đa dạng về mô hình sản xuất, từ nuôi quảng canh, bán thâm canh đến thâm canh. Tuy nhiên, mô hình nuôi nhỏ lẻ, manh mún vẫn còn phổ biến ở nhiều quốc gia. Các nước tại châu lục này thường xuyên phải đối mặt với các đợt bùng phát dịch bệnh trên tôm, gây thiệt hại lớn về sản lượng và kinh tế.

Tuy nhiên tôm Ecuador giá rẻ đang tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với tôm của các nước châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là ở phân khúc thị trường bình dân.

Xu hướng xuất khẩu tôm ở các nước châu Á

Có thể thấy, bức tranh sản xuất tôm toàn cầu đang có những biến động đáng kể, với cả cơ hội và thách thức đan xen.

Ecuador: Mặc dù dự báo sản lượng giảm so với năm trước, Ecuador vẫn duy trì vị thế dẫn đầu về sản xuất tôm toàn cầu. Các trang trại quy mô nhỏ gặp khó khăn do chi phí tăng cao, trong khi các trang trại quy mô vừa có xu hướng sáp nhập để tăng sức cạnh tranh. Dịch bệnh vẫn là một thách thức lớn đối với ngành tôm Ecuador, đòi hỏi các biện pháp quản lý và phòng ngừa hiệu quả.

Việt Nam: Ngành tôm Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn như ao nuôi lão hóa, dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng cao… Dịch bệnh TPD (bệnh đốm trắng) được dự báo sẽ diễn biến phức tạp hơn, gây áp lực lớn lên sản lượng tôm. Cần có những giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng này, như cải tạo ao nuôi, áp dụng công nghệ mới, phòng chống dịch bệnh hiệu quả...

Indonesia: Sản xuất tôm tại Indonesia đang trì trệ do nhiều yếu tố, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Việc cải tiến kỹ thuật nuôi, đặc biệt là kỹ thuật phòng ngừa dịch bệnh, là rất cần thiết để ngành tôm Indonesia phát triển bền vững.

Ấn Độ: Ngành tôm Ấn Độ đang có những bước tiến khả quan, dự kiến sản lượng tăng 10% trong năm nay. Chi phí sản xuất thấp nhờ mật độ thả giống thấp là một lợi thế của Ấn Độ.

Thái Lan: Thái Lan tập trung vào sản xuất tôm chất lượng cao, giá trị gia tăng cho thị trường nội địa. Xu hướng sử dụng di truyền học để cải thiện giống tôm đang được quan tâm.

Xuất khẩu tôm Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2024

Dự báo sản lượng tôm toàn cầu giảm trong nửa đầu năm 2024, nhưng nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở Mỹ và Trung Quốc. Các nước cần chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và phát triển ngành tôm.

Hòa Thy