Hải sâm vú
Phân loại
Đặc điểm
Thân dạng hình trụ tròn hoặc hình ovan, kích thước lớn, con trưởng thành có đường kính đến 40 - 100 mm, dài 300 - 400 mm. Dọc theo hai bên sườn có nổi lên những u thịt trông như hai hàng vú, mỗi hàng có từ 6-8 vú. Mặt bụng có rất nhiều chân nhỏ xếp thành băng dọc, mặt lưng và mặt bên thưa hơn.
Lưng có màu xám, nâu nhạt hoặc đen, khoảng giữa lưng có nhiều vệt với các màu không đồng đều (nâu đen hoặc xám xanh,...), mặt bụng có màu sáng hơn phần lưng. Miệng hải sâm nằm ở phía trước mặt bụng, xung quanh miệng có những xúc tu làm nhiệm vụ bắt mồi, có tất cả 20 xúc tu màu nâu sẫm xếp sát nhau, phân nhánh tạo nhiều xúc tu nhỏ. Hậu môn ở vị trí sau cùng mang 5 gai canxi nhỏ (Hình 3B) được bao bọc xung quanh bởi một chùm gai thịt.
Theo: Viện nghiên cứu NTTS III.
Phân bố
Hải sâm vú phân bố rộng khắp vùng biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chúng xuất hiện ở vùng biển phía tây Ấn Độ Dương, từ đông Châu Phi tới Ấn Độ và Maldives. Chúng cũng được tìm thấy ở vùng đảo Mascarene và Madagascar, vịnh Bengal, phía đông Ấn Độ, phía bắc Australia, Philippine, Trung Quốc và phía nam Nhật Bản. (Selenka, 1867). Ở Việt Nam, hải sâm vú phân bố ở vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận (Danh lục đỏ Việt Nam, 2003).
Tập tính
Hải sâm vú phân bố ở vùng nước nông, có các rạn đá san hô tới độ sâu 20 m. Ở Châu Phi và vùng biển phía tây Ấn Độ Dương, chúng thường được tìm thấy ở độ sâu 0 – 40 m, nơi có các dãy đá phẳng, dốc và trên các vụn san hô, trong khi ở Madagascar chúng xuất hiện trên các thảm cỏ biển với số lựợng phong phú hơn; ở Cornoros chúng phân bố ở độ sâu từ 10 – 40m trên các lớp cát thô.(FAO, 2012)
Sinh sản
Theo Mortenson (1938) khi nghiên cứu lòai hải sâm vú ở biển Đỏ cho rằng hải sâm vú sinh sản tập trung vào mùa nóng hơn mùa lạnh. Trong khi đó, ở New Caledonia Conand (1993) chỉ ra rằng mùa vụ sinh sản của hải sâm vú thường kéo dài suốt các tháng mùa lạnh đến đầu mùa nóng ( từ tháng 2 đến đầu tháng 10). Tuy nhiên, số lượng hải sâm có tuyến sinh dục giai đoạn IV nhiều nhât tập trung vào các tháng 4
đến tháng 7 chiếm tỷ lệ trên 45%, đặc biệt từ tháng 5 – 7 tỷ lệ này đều đạt trên 85%, tháng 7 là trên 70%, các tháng 8 – 10 và tháng 2 thấp nhất với 10 – 30%, riêng tháng 1 không bắt gặp cá thể cái nào có tuyến sinh dục giai đoạn IV (Conand, 1993).
Hiện trạng
Ở VN nguồn gen của hải sâm vú đang được bảo tồn ở Viện nghiên cứu NTTS III.
Tài liệu tham khảo
1. http://aquagenria3.com/gen/77-Hai-sam-vu-Holothuria-nobilis--Selenka--1867-.html
2. https://indiabiodiversity.org/species/show/279382