Cầu gai sọ dừa

: Edible Sea Urchin
: Tripneustes gratilla Linnaeus, 1758
: Nhum sọ
Phân loại
Tripneustes gratillaLinnaeus, 1758
Ảnh Cầu gai sọ dừa
Đặc điểm

Cầu gai sọ dừa (nhum sọ) có hình dáng không khác nhiều so với loài nhím sống trên cạn khi chúng cuộn tròn lại. Lớp vỏ ngoài của nhum có hình cầu, bên ngoài có nhiều gai nhọn. Đường kính cơ thể dao động từ 3- 10 cm và có một số cá thể có kích thước lớn hơn. Gai của chúng mọc khá dày bên ngoài lớp vỏ với độ dài từ 3- 5 cm. Màu sắc của nhum biển cũng rất đa dạng, chúng có thể có màu đen, nâu sẫm, tím hoặc trắng.

Phần thịt bên trong nhum biển khá ít và được gọi là trứng cầu gai. Phần trứng này thường được chia thành 5-8 cánh nhỏ phân bố đều bên trong cơ thể nhum biển với hình vòng cung. Trứng nhím biển có màu vàng hoặc màu vàng cam. Ở bề mặt bên ngoài của nhím biển có lỗ miệng và lỗ hậu môn giúp chúng ăn thức ăn và thải phân ra bên ngoài. Miệng cầu gai thường có 5 cái răng và xung quanh được bao bọc bằng nhiều mảnh xương nhỏ. Loài động vật này di chuyển với tốc độ chậm, dựa vào lực đẩy của dòng nước, chúng sẽ xoay cơ thể để di chuyển.

trứng cầu gai
Trứng cầu gai.

Phân bố

Trên thế giới, chúng phân bố rộng khắp các vùng biển, loài này thường gặp ở vùng Ấn Độ- tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, chúng sống ở Phú Yên, Khánh Hòa (đặc biệt là huyện đảo Trường Sa), Ninh Thuận, Bình Thuận, Côn Đảo,…

Tập tính

Thường gặp ở vùng dưới triều, độ sâu từ 2-10 m. Sống trong cỏ biển, rong mơ,… trên nền đáy san hô chết. Thức ăn là các loài rong tảo cỏ biển và cả chất mùn bã hữu cơ. Ngoài ra, một số loài nhum biển còn ăn động vật không xương sống như bọt biển, giun tơ…

Sinh sản

Cầu gai sinh sản theo hình thức hữu tính, cá thể đực và cái giao phối với nhau thông qua lỗ sinh dục, Mùa sinh sản của con nhím biển thường là từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch. Nhum biển không sống đơn lẻ mà thường tụ tập thành nhóm, bầy đàn tạo nên các thảm sinh vật. Những khu vực xuất hiện nhiều nhím biển là cá hốc, ghềnh đá, thảm rong và tảo ở các vùng biển ấm. 

Là loài đơn tính, con đực và con cái không phân biệt. Mùa sinh sản kéo dài nhưng rộ nhất từ tháng 10-12. Thụ tinh xảy ra trong nước biển.

Hiện trạng

Tuyến sinh dục của cầu gai là một món ăn ngon, bổ dưỡng. Từ năm 1990-1994, ở vùng ven biển miền Trung, loài này đã bị khai thác quá mức để lấy trứng đóng hộp xuất khẩu nên sau đó nguồn lợi này đã bị cạn kiệt.

Năm 2020, mô hình nuôi cầu gai thử nghiệm tại biển Lý Sơn, Quảng Ngãi có nhiều triển vọng. Tính đến năm 2021, tỷ lệ sống đạt 86%.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Toàn (2002). Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ ở Việt Nam, SUMA

Cập nhật ngày 07/12/2021
bởi Thảo Ngọc
Xem thêm