THỦY SẢN

Ốc hương

Ốc hương Babylonia areolata
: Sweet snail
: Babylonia areolata
:

Phân loại

Mollusca
Gastropoda
Babyloniidae
Babylonia
Babylonia areolata

Đặc điểm

Ốc hương có vỏ khá mỏng nhưng chắc chắn, dạng bậc thang, tháp vỏ bằng ½ chiều dài của vỏ. Da vỏ màu trắng có điểm những hàng phiến vân màu tím, nâu, nâu đậm hình chữ nhật hoặc hình thoi. Trên tầng thân có ba hàng phiến vân màu, mỗi vòng ở tháp vỏ chỉ có một hàng. Miệng vỏ có hình bán nguyệt, mặt trong vỏ có màu trắng sứ, lỗ trục vỏ sâu, rõ ràng         

Cơ thể ốc hương chia làm 3 phần:

  • Đầu phát triển, có một đôi xúc tu, có mắt ở gốc, giữa 2 xúc tu la miệng.
  • Chân nằm dưới đầu, khá phát triển và đói xứng hai bên. Bàn chân rộng, hình khiên chiều dài bằng 1,5 chièư dài vỏ.

Nội tạng bao gồm các cơ quan chức năng: cơ quan bài tiết, cơ quan hô hấp, hệ thần kinh và cơ quan cảm giác, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ cơ và cơ quan sinh dục.

Trong điều kiện tự nhiên, ốc hương sinh trưởng liên tục. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn phát triển, sức khỏe, điều kiện sống,… Trong thời gian đầu, ốc hương tăng trưởng nhanh về kích thước, chậm về trọng lượng, thời gian sau thì ngược lại, ốc tăng trọng nhiều hơn.

Sinh trưởng của ấu trùng bơi (veliger): Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của ấu trùng giai đoạn trôi nổi là 26,5µm/ngày, và tỷ lệ tăng trưởng bình quân theo ngày là 3,98%/ngày. Tốc độ sinh trưởng của ốc hương khác nhau ở các nhóm kích thước khác nhau. Ốc càng nhỏ thì tốc độ tăng trưởng càng cao, nhanh nhất là nhóm có kích thước 1-10mm và 10-20mm, và chậm nhất gần như không đáng kể là nhóm kích cỡ trên 40cm.

Phân bố

Ôc hương là một loài động vật thân mềm biển nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở biển Ấn độ - Thái Bình Dương, độ sâu từ 5 - 20 m nước, chất đáy cát hoặc bùn cát pha lẫn vỏ động vật thân mềm. Vịnh Thái Lan có loài Babylonia areolata phân bố ở độ sâu 5-15m, chất đáy cát bùn. Ngoài ra ốc hương còn phân bố ở một số vùng biển thuộc Xrilanca, Trung Quốc Và Nhật Bản.

Trong nước phân bố chủ yếu ở biển miền trung rải rác dọc ven biển từ Bắc vào Nam, trong đó khu vực phân bố chính thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, và đặc biệt nhiều ở Bình Thuận (Phan Thiết, Hàm Tân), Vũng Tàu. Khu vực ốc hương phân bố thường cách xa bờ 2-3km, có nền đáy gồ ghề tương đối dốc, chất đáy là cát hay cát pha lẫn mùn bã hữu cơ, độ sâu trung bình 8-12m.Là động vật sống vùi cát có Nhiệt độ nước: 26-28oC, độ mặn: 34%o, pH: 7,5-8, oxy hoà tan: 6,2-8,5

Tập tính

Khi còn trong bọc trứng, ấu trùng sống nhờ vào noãn hoàng. Khi nở ra ấu trùng Veliger, chúng bắt đầu ăn lọc các loại tảo đơn bào kích thước nhỏ như Nannochloropsis oculata, Chaetoceros muelleri,Chlorella sp.. Một tuần sau, ấu trùng có thể ăn tảo có kích thước lớn hơn như Phatymonas sp.. ấu trùng nổi ăn là hỗn hợp tảo đơn bào, với mật độ sử dụng tăng dần, cho ăn hai lần/ngày. Ấu trùng bò lê có khả năng ăn mồi động vật như thịt tôm, cá, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Chúng nhận biết mùi và tìm đến mồi rất nhanh nhờ hoạt động của xúc tu và các cơ quan cảm giác. Chúng có khả năng tấn công mồi sống như nghêu, bào ngư,…nhưng không ăn lẫn nhau khi còn sống.Thức ăn ưa thích là thức ăn tươi sống :tôm, cua, ghẹ, 2 mãnh vỏ lượng thức ăn bằng khoảng 5-7% trọng lượng ốc nuôi.

Sinh sản

Con đực có gai giao cấu ở gốc xúc tu phải, đó là một nếp thịt có thể co giãn, nối với ống dẫn tinh. Con cái có lỗ sinh dục ở mặt dưới bàn chân, cách ¼ chiều dài bàn chân. Ốc hương là loài có giới tính phân biệt và thụ tinh trong. Quan sát vỏ ngoài không thể phân biệt được ốc đực và ốc cái qua hình dạng và màu sắc vỏ. Có phân biệt ốc đực và ốc cái qua một số đặc điểm: Ốc đực: Cơ quan sinh dục bao gồm: gai giao cấu, ống dẫn tinh và tuyến tinh màu vàng cam. Ốc cái: Cơ quan sinh dục gồm: lỗ sinh dục, buồng thụ tinh, ống dẫn trứng và buồng trứng có màu nâu tối. Trong đó hai đặc điểm dễ quan sát nhất để phân biệt đực cái qua hình thái ngoài là:

Con đực có gai giao cấu ở gốc xúc tu phải, đó là một nếp thịt có thể co giãn, nối với ống dẫn tinh.
Con cái có lỗ sinh dục ở mặt dưới bàn chân, cách ¼ chiều dài bàn chân.

Ốc hương sinh sản lần đầu khi đạt chiều cao vỏ khoảng 40-50 mm ở cả con đực và con cái. Chúng sinh sản quanh năm nhưng mùa vụ chính từ tháng 3-10. Ốc hương thụ tinh trong. Mỗi ốc cái đẻ 18-75 bọc trứng. Trong mùa sinh sản, ốc hương thường kết cặp vào chiều tối và ban đêm trước khi đẻ trứng. Tinh trùng của con đực theo ống dẫn tinh qua gai giao cấu chuyển sang cơ thể con cái và được giữ lại trong buồng thụ tinh. . Sức sinh sản trung bình của một con cái thành thục trong điều kiện tự nhiên là 56.424 trứng/một lần đẻ sức sinh sản phụ thuộc nhiệt độ. Trứng nở ra ấu trùng Trochophora tiếp tục sống trong bọc trứng. Sau đó, phát triển thành ấu trùng Veliger. Sau 5-7 ngày, ấu trùng Veliger thoát ra khỏi bọc trứng, sống trôi nổi 15-18 ngày, ăn tảo đơn bào và trải qua quá trình biến thái thành ấu trùng bò, chuyển sang sống đáy. Sau 23-25 ngày, ốc con chuyển sang sống đáy hoàn toàn, chuyển sang ăn động vật như con trưởng thành. Thời gian tái thành thục khoảng hai tuần.

Hiện trạng

Tài liệu tham khảo

Duy Phong 04/12/2011