Kỹ thuật nuôi Cua biển

Tăng tỉ lệ sống cho cua ương từ giai đoạn Megalops đến cua 1

Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải

Báo cáo cho thấy mức nước, mật độ ương và lượng giá thể khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) giai đoạn megalop đến cua 1.

Nghiên cứu này của Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải, 2018 nhằm xác định mức nước, mật độ và lượng giá thể thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng cua biển giai đoạn megalop đến cua 1.

Đặc điểm của cua biển ở giai đoạn megalops là có giáp đầu ngực dạng chữ nhật, có 5 đôi chân ngực, trong đó có đôi chân càng phát triển hoạt động bắt mồi và tự vệ. Đuôi thu ngắn nhưng rất linh hoạt là động lực chính để bơi lội. Megalops vừa bơi lội, vừa bám vào thành, giá thể, vừa bò cả lên thành, trên đáy. Trong điều kiện nhiệt độ nước 29-30 độ C từ lúc trứng nở đến lúc xuất hiện ấu trùng Megalops đầu tiên từ 16-18 ngày.

Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm: (1) thí nghiệm gồm 2 nhân tố với 9 nghiệm thức (mức nước 20; 40; 60 cm kết hợp với mật độ ương 5.000; 10.000 và 15.000 con/m2) và (2) ảnh hưởng của lượng giá thể (0, 2, 4 và 6 m2 giá thể /m2 diện tích đáy), được bố trí với mức nước 40 cm và mật độ 5.000 con/m2 (kết quả tốt nhất từ thí nghiệm 1). Cả 2 thí nghiệm được bố trí trong bể có diện tích đáy 0,1 m2, độ mặn 26‰ và kích cỡ megalop từ 2,08 – 2,10 cm.

Kết quả: Sau 7 ngày ương, tỷ lệ sống của cua không có sự tương tác giữa mức nước và mật độ ương (p=0,226), tuy nhiên tỷ lệ sống cua ở mức nước 40 (76,9%) và 60 cm (75%) cao hơn và khác biệt so với mức nước 20 cm; ở mật độ ương 5.000 con/m2 đạt tỷ lệ sống 85,6% cũng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các mật độ ương khác.

Tỷ lệ sống của cua ở nghiệm thức lượng giá thể 6 m2 đạt tỷ lệ sống cao nhất (79,7%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với lượng giá thể 2 m2 (79,4%) và 4 m2 (74,9%).


Ảnh minh họa: tepbac

Kết quả cho thấy, ương megalop lên cua 1 với mật độ 5.000 con/m2, mức nước 40 cm và diện tích giá thể gấp 2 lần diện tích đáy sẽ đạt hiệu quả cao nhất. 

Tài liệu tham khảo

Tạp chí khoa học trường ĐH Cần Thơ

Kỹ thuật nuôi Cua biển

Đặc điểm sinh học Cua biển - Scylla paramamosain
  1. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển
  2. Kinh nghiệm quản lý chăm sóc trong mô hình nuôi ghép cua với cá dìa
  3. Một số kinh nghiệm nuôi ghép cua với cá dìa (Phần 1)
  4. Yêu cầu kỹ thuật nuôi Cua biển giống Scylla paramamosain
  5. Chuẩn bị và cân đối thức ăn cho cua biển nuôi
  6. Quá trình sinh sản và phát triển của cua biển
  7. Lecithin tăng tỉ lệ sống Cua giống từ giai đoạn ZOEA 3 đến Cua 1
  8. Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm từ giống nhân tạo trong ao đất - Phần 2
  9. Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm từ giống nhân tạo trong ao đất
  10. Kỹ thuật nuôi cua trứng theo hướng an toàn sinh học