Kỹ thuật nuôi Cua biển

Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm từ giống nhân tạo trong ao đất

M.H

1. Xây dựng ao nuôi: 

- Ao nuôi: có diện tích từ 500m2 – 5.000m2, sâu 1 – 1,5m.

- Địa điểm: chọn ao ở vùng chất đất ít bị nhiễm phèn, chất đáy là bùn pha cát, thịt pha sét, không có quá nhiều bùn nhão, lớp bùn < 20cm, có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nước thải dinh hoạt. Ao nuôi cần được xây dựng ở vùng dễ thay nước nhờ vào thủy triều để giảm chi phí.

- Bờ ao: bờ cần được nén kỹ để chống mọi rò rỉ và sạt lở. Chân bờ ao rộng từ 3 - 4m, chiều cao từ 1,5 - 2m, cao hơn mực nước thủy triều ít nhất là 0,7m. Làm đăng chắn quanh bờ không cho cua vượt bờ ra ngoài, có thể dùng lưới mùng loại thưa đăng tre, hoặc lưới cước bao quanh. Đăng chắn phải nghiêng về phía trong ao một góc 600, cao từ 0,8 - 1m.

- Kênh: phía trong ao đào mương cách bờ 2 - 3m, sâu 0,5 - 0,7m, rộng 3 - 4m từ cống này đến cống bên kia. Mương có độ dốc xuôi từ cống cấp đến cống tiêu nước. Ở giữa ao chừa lại một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0,3 - 0,4m. Trong mương nên bỏ thêm chà (nhánh cây được phơi khô) cho cua ẩn nấp.

- Cống: mỗi ao nuôi nên có 02 cống ở 02 đầu đối diện nhau, nếu ao hình chữ nhật thì 02 cống sẽ đặt ở 02 bờ thuộc chiều rộng. Cống thoát đặt sát đáy và thông với mương trong ao.

2. Cải tạo ao: 

- Tháo cạn nước và bón vôi nông nghiệp với lượng bón 7  - 10kg/100m2.

- Phơi nắng đáy ao 5 – 10 ngày cho đến khi nứt nẻ.

- Lấy nước qua lưới lọc vào ao, mức nước là 0,6 – 0,8m.

- Gây màu nước bằng phân DAP, NPK (20:20:0) với liều lượng: 2kg/1.000m3 nước.

- Phân được hòa tan với nước ngọt, tạt xuống ao vào lúc 9 – 10 giờ sáng.

3. Con giống: 

   Hiện nay cua giống đã được chủ động sản xuất nhân tạo, nên không còn phụ thuộc vào nguồn giống cua tự nhiên như trước. Nên chọn mua cua giống ở những trại có uy tín và đảm bảo chất lượng. 

Cua con có các cỡ:

+ Cua hạt tiêu (chiều rộng mai từ 0,5 – 0,7 cm); 

+ Cua hạt me (chều rộng mai từ 1 – 1,5cm);

+ Cua mặt đồng tiền (chiều rộng mai từ 3 – 4cm).

Nên chọn cua giống đồng đều, khỏe mạnh. Cũng có thể chọn cỡ cua theo mong muốn ngay ở nơi cung cấp cua giống, hoặc tuyển chọn trước lúc thả nuôi. Trước khi thả giống, cần kiểm tra lại điều kiện tự nhiên của ao nuôi, xem lại bờ, rào, cống. Đặc biệt, cần xem xét kỹ chất lượng nguồn nước cả về độ mặn, pH và pH từ 6 – 8; nhiệt độ nguồn nước từ 15 – 270C. Đảm bảo được các điều kiện trên, chúng ta mới thả giống.

4. Vận chuyển cua giống: 

   Dùng khay nhựa 30 x 40cm lót vải mùng phía dưới và rải giá thể lên trên, tưới nước mặn sạch để giữ ẩm khi vận chuyển.

   Tùy theo kích cỡ cua mà vận chuyển theo số lượng như sau:


Thời gian vận chuyển tốt nhất trong vòng 6 giờ nếu hơn phải thay nước. Vận chuyển vào lúc sáng sớm, nhiệt độ tốt nhất là 28 – 30oC, không nên vận chuyển ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.

5. Mật độ và thời gian nuôi: 

Nên tiến hành thả giống vào lúc trời mát, ở nhiều điểm khác nhau trong ao. Mỗi ao nên thả giống trong một hai ngày liên tục cho đủ số lượng, tránh thả ngắt quãng.


Tài liệu tham khảo

http://www.khuyennongtphcm.com

Kỹ thuật nuôi Cua biển

Đặc điểm sinh học Cua biển - Scylla paramamosain
  1. Kỹ thuật sản xuất giống cua biển
  2. Kinh nghiệm quản lý chăm sóc trong mô hình nuôi ghép cua với cá dìa
  3. Một số kinh nghiệm nuôi ghép cua với cá dìa (Phần 1)
  4. Yêu cầu kỹ thuật nuôi Cua biển giống Scylla paramamosain
  5. Chuẩn bị và cân đối thức ăn cho cua biển nuôi
  6. Quá trình sinh sản và phát triển của cua biển
  7. Lecithin tăng tỉ lệ sống Cua giống từ giai đoạn ZOEA 3 đến Cua 1
  8. Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm từ giống nhân tạo trong ao đất - Phần 2
  9. Kỹ thuật nuôi cua trứng theo hướng an toàn sinh học
  10. Tăng tỉ lệ sống cho cua ương từ giai đoạn Megalops đến cua 1