TIN THỦY SẢN

Bộ NN&PTNT phê duyệt 11 dự án khuyến ngư

Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng Sáu Nghệ

Ngày 8/5/2024, Bộ NN&PTNT có Quyết định số 1298/QĐ-BNN-KN phê duyệt danh mục dự án khuyến nông Trung ương, trong đó có 11 dự án khuyến ngư thực hiện từ năm 2025 -2027.

Nuôi tôm thẻ chân trắng có 3 dự án

1/ Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất tôm thẻ chân trắng đảm bảo chất lượng xuất khẩu góp phần phát triển thương hiệu tôm Việt. 

Nuôi tôm thẻ chân trắng tuần hoàn nước, giảm phát thải đang được nghiên cứu ở Trường Thủy sản-Đại học Cần Thơ

Mục tiêu: Phát triển bền vững vùng nguyên liệu tôm, nâng cao chất lượng chuỗi giá trị tôm xuất khẩu góp phần phát triển thương hiệu tôm Việt; Quản lý, kiểm soát sử dụng kháng sinh đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép theo quy định của Việt Nam và thị trường xuất khẩu. 

Nội dung: Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất tôm thẻ chân trắng đảm bảo chất lượng xuất khẩu; Áp dụng khoa học công nghệ mới, kiểm soát dư lượng thuốc kháng sinh trong quá trình sản xuất; Tạo mối liên kết 4 nhà là nhà quản lý, nhà khoa học, THT/HTX và doanh nghiệp; Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình để phát triển thương hiệu tôm Việt. Triển khai ở tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre.

2/ Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ số, giảm phát thải gắn với tiêu thụ sản phẩm. 

Mục tiêu: Áp dụng công nghệ số hoá, tự động vào nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm quản lý thức ăn, môi trường nuôi giúp kiểm soát môi trường, sức khoẻ tôm, giảm phát thải, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. 

Nội dung: Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn, ứng dụng công nghệ số trong quản lý thức ăn và môi trường nuôi, giảm phát thải; Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. Triển khai ở tỉnh Thanh Hóa, Nam Định.

3/ Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm thâm canh gắn với tiêu thụ sản phẩm. 

Mục tiêu: Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh; Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường. 

Nội dung: Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ sinh học; Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. Triển khai ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam.

Nuôi cá có 5 dự án

1/ Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng bằng lồng HDPE đạt chứng nhận VietGAP gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và du lịch sinh thái. 

Mục tiêu: Phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng bằng lồng HDPE trên biển nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững nghề nuôi biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với du lịch tại địa phương. 

Mô hình nuôi cá chim vây vàng bằng lồng HDPE. Ảnh: Báo Quảng Nam

Nội dung: Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng bằng lồng HDPE đạt chứng nhận VietGAP; Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. Triển khai tại tỉnh Kiên Giang, Cà Mau.

2/ Xây dựng mô hình nuôi cá song (mú trân châu) bằng lồng HDPE trên biển đạt chứng nhận VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm. 

Mục tiêu: Phát triển bền vững nghề nuôi cá song (mú trân châu) bằng lồng HDPE nhằm nâng cao hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với du lịch tại địa phương. 

Nội dung: Xây dựng mô hình nuôi cá song mú trân châu) thương phẩm bằng lồng HDPE trên biển đạt chứng nhận VietGAP; Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền. Triển khai ở tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng.

3/ Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá hồi tại các tỉnh miền núi phía Bắc gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu đặc sản cá nước lạnh miền Bắc. 

Mục tiêu: Phát triển bền vững nghề nuôi cá tầm, cá hồi tại các tỉnh miền núi phía Bắc giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với phát triển thương hiệu đặc sản cá nước lạnh miền Bắc. Nội dung: Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá hồi thương phẩm đạt chứng nhận VietGAP; Liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển thương hiệu đặc sản cá nước lạnh miền Bắc; Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. Triển khai ở tỉnh Lào Cai, Lai Châu.

4/ Xây dựng mô hình nuôi cá ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardso, 1846) trong lồng bè trên sông đạt chứng nhận VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại số tỉnh đồng bằng Sông Hồng. 

Mục tiêu: Phát triển nuôi cá ngạnh thương phẩm trong lồng trên sông nhằm nâng cao hiệu quả, tạo hướng phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng trên sông. 

Nội dung: Xây dựng mô hình nuôi cá ngạnh thương phẩm trên sông; Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. Triển khai ở tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.

5/ Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong vùng nuôi tôm kém hiệu quả gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. 

Mục tiêu: Phát triển bền vững nghề nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ ven bờ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. 

Nội dung: Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến. Triển khai ở tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình.

Đánh bắt xa bờ có 2 dự án

1/ Xây dựng mô hình sử dụng đèn LED chuyên dụng cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt ở vùng biển khơi. 

Hiệu quả từ ứng dụng đèn Led trong đánh bắt hải sản xa bờ. Ảnh: Ánh Sáng Việt

Mục tiêu: Ứng dụng công nghệ đèn LED chuyên dụng cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt cá nổi ở vùng biển xa bờ thay thế cho bóng đèn cao áp; Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu tác động của khí nhà kính đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của ngư dân trên biển. 

Nội dung: Xây dựng mô hình sử dụng đèn LED chuyên dụng cho đội tàu lưới vây kết hợp ánh sáng bắt bắt vùng biển xa bờ; Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. Triển khai ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Đà Nẵng.

2/ Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ bảo quản hải sản gắn với liên kết thị trường tiêu thụ cho các tàu khai thác hải sản khai thác xa bờ. 

Mục tiêu: Giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm hải sản bằng ứng dụng công nghệ hầm bảo quản CPF; Tạo chuỗi liên kết sản xuất từ khai thác, sơ chế, bảo quản đến chế biến, tiêu thụ hải sản; Kéo dài thời gian tàu bám biển, giảm chi phí sản xuất, góp phần khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản và chống khai thác IUU. 

Nội dung: Xây dựng mô hình hầm bảo quản CPF trên tàu cá xa bờ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm hải sản; Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất từ tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần ứng dụng công nghệ CPF gắn kết với các cơ sở chế biến, tiêu thụ hải sản ở trên bờ để nâng cao giá trị sản phẩm; Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin tuyên truyền về công nghệ sơ chế và bảo quản sản phẩm đạt chất lượng cao nhất bằng quy trình công nghệ CPF. Triển khai tại tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận.

Chế biến có 1 dự án

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ enzyme, vi sinh trong sản xuất, chế biến một số sản phẩm từ mực gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Mục tiêu: Phát triển một số sản phẩm chế biến từ mực giúp nâng cao chất lượng, giá trị, tăng thu nhập cho người dân ven biển phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Nội dung: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ enzyme, vi sinh trong sản xuất, chế biến một số sản phẩm từ mực; Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm từ khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức đào tạo, tập huấn quy trình, kỹ thuật ứng dụng công nghệ enzyme, công nghệ vi sinh trong sản xuất, chế biến một số sản phẩm từ mực gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; Tổ chức thăm quan, hội thảo đánh giá tổng kết và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. Triển khai ở tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình.

Sáu Nghệ