TIN THỦY SẢN

Các bệnh thường gặp trên cá chẽm

Cá chẽm là là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ảnh: Wikipedia Hồng Huyền

Cá chẽm (Lates calcarifer), là loài có giá trị kinh tế quan trọng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Úc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Đài Loan.

Nó có khả năng sinh sản cao, có thể chịu đựng được mật độ nuôi dày và nhiệt độ cao, có khả năng phát triển nhanh đến kích thước lớn ở cả nước ngọt và nước mặn. Tuy nhiên, hiện nay trên đối tượng này cũng đã ghi nhận nhiều mầm bệnh xuất hiện và làm thiệt hại đến kinh tế. Một số bệnh truyền nhiễm như bệnh rụng vảy, bệnh hoại tử thần kinh do virus, hoại tử gan và thận, bệnh do vi khuẩn StreptococcosisVibriosis.

Bệnh rụng vảy (SDD - scale drop disease) do một loại virus Megalocytivirus (SDDV - scale drop disease virus) thuộc họ Iridoviridae gây ra đã xuất hiện ở cá chẽm nuôi (Lates calcarifer) tại Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Bệnh xuất hiện trên cá nuôi thương phẩm trong hệ thống nuôi lồng và nuôi ao. Tỷ lệ chết tích lũy ước tính ảnh hưởng trang trại là khoảng 40%.

Bệnh rụng vảy do virus Megalocytivirus (SDDV - scale drop disease virus). Ảnh: ciba.icar.gov.in

Chẩn đoán lâm sàng chó thấy bên ngoài có sự bong vảy và đi kèm với da đỏ hoặc xuất huyết ở bề mặt cơ thể, hiện tượng rung này xuất hiện toàn thân của cá. Chẩn đoán dựa vào đặc điểm mô bệnh học thì mô hoại tử, viêm và xuất hiện pyknosis, karyorrhexis ở nhiều cơ quan. Có các thể vùi trong tế bào chất trong mô cơ. Khi quan sát bằng kính hiển vi điện tử (TEM) có các hạt virus hình lục giác, có vỏ bao bọc kích thước khoảng 100–180 nm. Chẩn đoán bằng phương pháp PCR sử dụng đoạn mồi RB-MCP-F1/ATG TCA TCT ATT GCA GGA GC và RB-MCP-R1/TTA CAA GAT CGG AAA TCC AA đặc hiệu cho bệnh rụng vảy do virus, các mẫu bệnh phẩm là các mô của cá có dấu hiệu bệnh lý rụng vảy  bao gồm mắt, não, gan, thận, tỳ tạng, cơ và ruột đều cho kết quả dương tính với SDDV.

Cá chẽm bị rụng vảy và xuất huyết trên da. Ảnh: MDPI

Ở bệnh này vì hiếm khi quan sát thấy thể vùi virus, nên không thể sử dụng các dấu hiệu lâm sàng và mô bệnh học để chẩn đoán chính xác tác nhân gây bệnh này vì khó thể phân biệt giữa SDD do vi khuẩn hoặc SDD do virus gây ra. Do đó, để chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh cần sử dụng phương pháp PCR để giám sát sàng lọc cá bố mẹ, cá bột và cá thương phẩm và để ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh và phát hiện xớm bệnh để đề xuất phương pháp xử lý cụ thể.

Bệnh Streptococcosis

Ở cá chẽm nhiễm bệnh Streptococcosis hay còn gọi là bệnh liên cầu khuẩn, thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiaeS. iniae là hai tác nhân gây bệnh chính, trong đó bệnh do S. iniae thường xuất hiện với tỷ lệ cao hơn, bệnh gây chết lên tới 70% ở giai đoạn cá giống. Bệnh xuất hiện ở các trang trại nuôi cá chẽm thuộc các nước Châu Á bao gồm Singapore, Úc, Việt Nam, Thái Lan, Iran và Israel. 

Cá bị nhiễm bệnh có biểu hiện lâm sàng như mất thăng bằng, bơi lội thất thường, lồi mắt một bên hoặc hai bên, giác mạc mờ, da sẫm màu và xuất huyết ở vây. Chẩn đoán mô bệnh học có dấu hiệu viêm xuất huyết ở gan, thận và não, đặc biệt là thâm nhiễm tế bào lympho trong não và thoái hóa gan. Chẩn đoán bằng phương pháp PCR sử dụng đoạn mồi gen mã hóa lactate oxidase (lctO) chuyên biệt cho S. iniae LOX-1 AAGGGGAAATCGCAAGTGCC và LOX-2 ATATCTGATTGGGCCGTCTAA.


Biểu hiện mô bệnh học của cá chẽm nhiễm Streptococcus iniae (não (A, B), thận (C, D) và gan (E, F)

Hiện nay có nhiều nghiên cứu sử dụng vaccine trong phòng hai loại bệnh nêu trên. Cụ thể, vaccine bất hoạt bằng formalin 3% đơn giá hay đa giá S. agalactiae và S. iniae, trong nuôi trồng thủy sản, vaccine bất hoạt hoặc vaccine chết thường được sử dụng do tính ổn định của chúng trong lĩnh vực này và chi phí sản xuất thấp hơn so với các loại vaccine khác. Vaccine đa giá bất hoạt có chứa ISKNV-I và SDDV cũng đã được được phát triển và đánh giá trong điều kiện phòng thí nghiệm với khả năng bảo hộ tuyệt đối ≥86,7% và RPS ≥85,7%.

Nguồn: Senapin, S., Dong, H. T., Meemetta, W., Gangnonngiw, W., Sangsuriya, P., Vanichviriyakit, R., ... & Nuangsaeng, B. (2019). Mortality from scale drop disease in farmed Lates calcarifer in Southeast Asia. Journal of fish diseases, 42(1), 119-127. 

Kayansamruaj, P., Dong, H. T., Nguyen, V. V., Le, H. D., Pirarat, N., & Rodkhum, C. (2017). Susceptibility of freshwater rearing Asian seabass (Lates calcarifer) to pathogenic Streptococcus iniae. Aquaculture Research, 48(2), 711-718. 

Hồng Huyền