TIN THỦY SẢN

Giải pháp bền vững chống nhiễm khuẩn cho thủy sản

Cá nuôi được xem như nguồn cung cấp protein chính. Ảnh: thefishsite.com Nhất Linh

Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một hợp chất mới có thể giúp giảm sự phụ thuộc vào các loại thuốc kháng khuẩn trên cá.

Phytobiotics là gì? 

Phytobiotics là các hợp chất từ ​​những loại gia vị thảo mộc, chiết xuất từ chúng có thể kích thích sự thèm ăn, bài tiết nội sinh như enzyme và có hoạt tính kháng khuẩn, cầu trùng hoặc tẩy giun ở động vật dạ dày đơn như cá và gia cầm. 

Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư đến từ Khoa Khoa học Dữ liệu và Công nghệ Thông tin của Đại học Quốc tế INTI phối hợp với các trường Đại học của Malaysia và Thái Lan. Theo kết quả nghiên cứu thì Phytobiotics được cho là giúp giảm lượng động vật thủy sinh nhiễm khuẩn trong hội chứng MAS (Motile Aeromonad Septicemia) gây ra bởi Aeromonas hydrophila và các loài liên quan. 

Nghiên cứu về “vai trò của Phytobiotics trong việc làm giảm tác động của nhiễm trùng do A. hydrophila đối với động vật thủy sinh" chỉ ra rằng  A. hydrophila thường được tìm thấy ở các môi trường nước mặn, ngọt và nước lợ, là một loại vi khuẩn phổ biến với nhiều loại vật chủ có thể làm tác động đáng kể đến kinh tế, gây thất thoát và làm chết hàng loạt đối tượng nuôi trồng thủy sản. 

Phytobiotics có thể giúp giảm nhiễm trùng máu do vi khuẩn aeromonad di động (MAS) do vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây ra cho động vật thủy sản. Ảnh: DoanhnhanPlus.vn

Khi cá nuôi mắc phải hội chứng MAS thường sẽ có biểu hiện bơi mất cân bằng, bơi lờ đờ, thở trên bề mặt nước, vây và da bị xuất huyết hoặc viêm, mắt lồi, giác mạc mờ đục, bụng sưng chứa chất lỏng đục hoặc có máu, tỷ lệ tử vong hằng ngày thấp. 

Sử dụng kháng sinh quá nhiều sẽ phản tác dụng 

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra ở cá đã được áp dụng từ lâu, nhưng việc sử dụng thuốc quá mức đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn gây bệnh trong nuôi trồng thủy sản xuất hiện tình trạng kháng lại thuốc kháng sinh. 

Kháng kháng sinh thường được đề cập đến khi vi khuẩn có khả năng kháng lại một loại thuốc được thiết kế để tiêu diệt chúng. Theo các phát hiện của nghiên cứu, việc điều trị bằng kháng sinh hiện nay là điều cần thiết trong việc quản lý sức khỏe của các loài nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên chúng cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các vi sinh vật và động vật thủy sinh khác do độc tính trong kháng sinh, nhất là đối với cá và môi trường. 

Việc phụ thuộc quá nhiều vào thuốc kháng sinh chỉ có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn và kích hoạt tác dụng của MAS. Cá bị nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng như chán ăn, loét da, mang nhợt nhạt và các bệnh bất thường khác. Một khi cá mắc bệnh sẽ khó cứu vãn tình hình vì chi phí tổn thất sẽ càng cao. Các biện pháp xử lý hiện nay cũng không mang tính bền vững và không còn hiệu quả trong việc kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. 

Kết quả nghiên cứu 

Phytobiotics ở dạng hợp chất chống oxy hóa có thể chống lại các bệnh gây ra từ A. hydrophila. Ảnh: Vinmec

Dựa trên nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng mặc dù chức năng của kháng sinh có thể chống lại sự bùng phát dịch bệnh một cách nhanh chóng, nhưng dư lượng sẽ thấm vào trầm tích và các vùng nước xung quanh có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực. Các loại thuốc kháng sinh như axit oxolinic, flumequine, oxytetracycline và sulfadiazine có thể tồn tại tới ba tháng trong đất. Do đó, cần có một chất kháng khuẩn mới sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để tránh điều này xảy ra. 

Phytobiotics được tạo ra từ thực vật và có lợi cho động vật và con người. Bao gồm tinh dầu, các loại đậu, thảo mộc, trái cây và rau quả. Một số cách để điều chế Phytobiotics dùng trong nuôi trồng thủy sản như sử dụng ở dạng bột hay chiết xuất methanol. Ngoài ra, Phytobiotics ở dạng hợp chất chống oxy hóa có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của động vật thủy sinh chống lại các bệnh gây ra từ A. hydrophila.  

Nhất Linh