TIN THỦY SẢN

Hé lộ chi tiết chiến lược 5 năm tới của tập đoàn thủy sản Minh Phú

Ông Lê Văn Quang - chủ tịch tập đoàn Minh Phú. Ảnh: Nhà đầu tư Gia Mẫn

Minh Phú - tập đoàn thuỷ sản số 1 Việt Nam và hàng đầu trên thế giới. Được mệnh danh là Vua tôm, Minh Phú đang càng ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình trong ngành thủy sản Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng.

Mặc dù trong 3 năm vừa qua, Minh Phú gặp khá nhiều khó khăn, biến động trong doanh thu và thị phần các nước, tập đoàn vẫn không ngừng nỗ lực, ấp ủ nhiều dự án trong chiến lược 5 năm tới của mình. Điều có thể giúp doanh nghiệp có một bước tiến mới trong tương lai gần. 

Chiến lược 5 năm tới của tập đoàn thủy sản Minh Phú

Ông Lê Văn Quang - chủ tịch tập đoàn Minh Phú có gửi một bài phát biểu đến cổ đông của mình tại báo cáo thường niên 2020 – cho biết trong 5 năm từ 2021 - 2025, Minh Phú có phác thảo bản kế hoạch về chuỗi giá trị tôm thông minh xanh sạch, hữu cơ tuần hoàn và cân bằng carbon. 

Chuỗi này sẽ được triển khai xây dựng dưới 5 mô hình chính: 

Thứ nhất, Khu phức hợp nuôi Tôm Công nghiệp công nghệ cao, tuần hoàn. Kết hợp sử dụng công nghệ AI và nền tảng Blockchain để xây dựng một ứng dụng trên điện thoại thông minh (Mobile app). Mục đích của app này dùng cho việc quản lý trại nuôi từ xa, tự động hóa quá trình nuôi.

Thứ hai, Khu phức hợp nuôi Tôm Sú Quảng canh tuần hoàn vừa sức tải của môi trường.

Thứ ba, Khu phức hợp nuôi Tôm Sú rừng đước hữu cơ, tuần hoàn vừa sức tải của môi trường. Mục tiêu lớn là trồng được 1 vành đai rừng đước từ Hà Tiên, Kiên Giang đến Cần Giờ, TP. HCM. Bên trong đó là các khu vực quy hoạch nuôi tôm rừng đước hữu cơ.

Thứ tư, Khu phức hợp nuôi Tôm Sú - Lúa hữu cơ (2 vụ tôm Sú + 1 vụ lúa chung với tôm càng) tuần hoàn vừa sức tải của môi trường. Mô hình tạo ra sản phẩm tôm Sú hữu cơ chất lượng cao và luân canh với trồng giống lúa.

Thứ năm, Con giống quyết định trên 60% thành công của nuôi tôm. Để có con giống tốt, chất lượng cao Minh Phú đề xuất xây dựng khu sản xuất tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng bố mẹ thích nghi, kháng bệnh lớn nhanh cùng khu sản xuất tôm giống chất lượng cao ở tỉnh Ninh Thuận. Kết hợp khu sản xuất con dời và tảo làm thức ăn cho tôm.


Vua tôm Minh Phú xây dựng chuỗi giá trị tôm thông minh xanh sạch, hữu cơ tuần hoàn và cân bằng carbon. Ảnh: Báo Đầu tư

Một trong 5 mô hình trên, ông Lê Văn Quang nhấn mạnh triển khai mô hình ứng dụng công nghệ cao và nền tảng quản lý trại nuôi, giúp tối ưu hiệu quả nuôi trồng thủy sản. Làn sóng công nghệ này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đều mang lại tác động mạnh mẽ dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Đặc biệt trong ngành nuôi trồng thủy hải sản, người dân chúng ta cũng dần nhận thức được hiệu quả mà công nghệ số hóa đem lại cho người người nhà nhà. Vậy thì chúng ta hãy cùng đọc tiếp để tìm hiểu xem lý do tại sao Minh Phú lại nhấn mạnh tập trung phát triển mô hình này nhé.

Ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

Ứng dụng sáng tạo trong công nghệ tiên tiến từ lâu, châu Âu và các nước phát triển đã tạo dựng được các trại nuôi tôm, cua, cá hoàn toàn hữu cơ và đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Cụ thể như mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà với hệ thống tuần hoàn RAS lớn nhất Singapore, giúp chấm dứt được nhu cầu đánh bắt con non từ tự nhiên và ngăn ngừa thiệt hại do việc đánh bắt hiện nay.


Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số để ngành thủy sản phát triển bền vững. Ảnh: Farmext.

Ngành chế biến – xuất khẩu thủy sản hiện đang là ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng. Chính vì vậy, chúng ta cần sự can thiệp của công nghệ chuyển đổi số cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Quay trở lại vấn đề của Minh Phú, chiến lược dựa vào 3 yếu tố dưới đây để quyết định sự thành công khi áp dụng công nghệ số hóa vào trong Khu phức hợp nuôi Tôm Công nghiệp công nghệ cao, tuần hoàn của tập đoàn “Vua tôm”.

1. Quản lý trang trại từ xa 

Ứng dụng quản lý là sự kết hợp của giải pháp IoTs (Internet of Things) và nền tảng dữ liệu trung tâm đám mây, cho phép người dùng có thể quản lý trang trại dù ở bất cứ đâu. 


Ứng dụng quản lý là sự kết hợp của giải pháp IoTs (Internet of Things). Ảnh: Farmext.

Trong đó, họ đưa AI vào thiết bị quan trắc môi trường có đầu dò cảm biến có thể chụp hình, phân tích tình hình sức khỏe tôm cá và phát hiện ô nhiễm dưới nước. Chúng tự động điều khiển và cứ 5 phút sẽ đo một lần theo các thông số cài đặt rồi gửi dữ liệu về ứng dụng trên điện thoại người dùng. Thiết bị sẽ thông báo các chỉ số quan trọng trong ao như độ pH, nồng độ oxy, nhiệt độ, độ mặn, chỉ số oxy hóa khử ORP,… Khi có chỉ số nào vượt ngưỡng, ứng dụng sẽ hiện thông báo cảnh báo người dùng trước khi môi trường gây hại đến việc nuôi trồng thủy sản. 

Việc này giúp cho chúng ta có thể theo dõi ao ở bất cứ nơi đâu, thay vì phải trực tiếp ra tận ao để đo chỉ số, vừa tốn công sức vừa không chính xác. Đặc biệt, thiết bị quan trắc môi trường sở hữu hệ thống tự vệ sinh đầu dò trong môi trường nước, đảm bảo không làm cản trở quá trình cảm biến dẫn tới việc gửi dữ liệu không chính xác. 

2. Quy trình nuôi chuẩn, tự động hóa và thống kê sản lượng, lợi nhuận

Ứng dụng cung cấp hơn 10 quy trình nuôi chuẩn được xây dựng dựa trên thực tế sản xuất ở Việt Nam, cảnh báo dịch bệnh, ghi nhật ký tự động, thống kê được sản lượng, tính toán chi phí lợi nhuận mỗi vụ, kết nối cùng chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật từ xa,…Bên cạnh đó, nền tảng còn giúp nông dân quản lý kho và lượng thức ăn, thuốc, vi sinh vừa đủ cho ao. Giải quyết được các  vấn đề trong quá trình nuôi. Thường người dân không hiểu rõ khi nuôi tôm sẽ cần cho ăn loại thức ăn nào, thuốc nào là phù hợp, lượng ăn trong ngày là bao nhiêu ứng dụng sẽ cung cấp đầy đủ, giúp thúc đẩy tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của vật nuôi.


Ứng dụng giải quyết được hầu hết các vấn đề trong quá trình nuôi. Ảnh: Farmext.

Một ví dụ nữa ở nước ta, người nuôi thường cho tôm cá ăn nhiều cử một ngày, mỗi cử như vậy thì lại trộn cùng lúc nhiều loại thuốc, việc này gây rất nhiều rắc rối, thậm chí bỏ qua luôn công việc tính toán chi phí và ghi lại nhật ký cụ thể chi tiết mỗi ngày. Giải pháp này cho phép người dùng ghi chép lại một cách dễ dàng hơn, tiện lợi hơn, việc thống kê sản lượng và tính toán chi phí sau mỗi vụ cũng được thực hiện nhanh chóng hơn.

3. Đảm bảo về truy xuất nguồn gốc, giá bán cao

Truy xuất nguồn gốc giúp người mua yên tâm hơn khi sử dụng và thông qua đó, họ có thể trực tiếp tìm hiểu, thu thập thông tin về sản phẩm một cách đầy đủ, chi tiết. Đối với các doanh nghiệp, việc truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi, xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm ngoài nước. Đồng thời, còn giúp tạo sự tin tưởng của người mua đối với sản phẩm. Đối với cơ quan nhà nước, truy xuất nguồn gốc chính là phương pháp hữu ích hỗ trợ công tác quản lý và kiểm soát thị trường hàng hóa. 

Tương tự, với sản phẩm ngành thủy sản cũng thế, việc minh bạch nguồn gốc sẽ giúp chứng minh được chất lượng sản phẩm, uy tín và phát triển bền vững. Truy xuất nguồn gốc tôm cá sẽ giúp người nuôi bán được với mức giá cao hơn, nâng cao giá trị thủy sản Việt Nam lên một tầm mới. Từ đó, mới có thể vươn ra thị trường nước ngoài một cách tự tin và lâu dài.


Truy xuất nguồn gốc giúp chứng minh được chất lượng sản phẩm thủy sản. Ảnh: Oceana.

Làn sóng chuyển đổi số và nền tảng công nghệ AI đã, đang và sẽ hỗ trợ tạo ra những giá trị vượt trội trong sản xuất như giải phóng sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng, nâng cao chất lượng sản phẩm, cảm biến nhanh để thích ứng với những thay đổi của thời tiết, môi trường. 

Tại Việt Nam, sự xuất hiện của công ty Tép Bạc cũng đã phát triển theo hướng trên với phần mềm Farmext – nền tảng quản lý trang trại từ xa cung cấp giải pháp toàn diện từ khâu quan trắc môi trường ao nuôi, tự động hóa quy trình nuôi đến truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu ra các nước trên thế giới.

Họ tạo ra những giá trị rõ rệt cho ngành thủy sản nói chung và ngành chế biến – xuất khẩu thủy hải sản nói riêng. Từ đó, có thể hiểu được tại sao tập đoàn Minh Phú lại liên tục nhấn mạnh đến mô hình Khu phức hợp nuôi Tôm Công nghiệp công nghệ cao, tuần hoàn sử dụng công nghệ. “Điều kiện không thể thiếu để có thể ra khơi thành công, dứt khoát phải có công nghệ mới.”

Gia Mẫn