TIN THỦY SẢN

Kỹ thuật trồng cỏ năn tượng trong ao đầm nuôi tôm

Trồng cỏ năn tượng làm hạn chế ô nhiễm môi trường. Ảnh: Vietnam.vn Hồng Huyền

Trong trồng cỏ năn tượng thì hấp thu những hợp chất hữu cơ trong ao đầm nuôi tôm làm hạn chế ô nhiễm môi trường, các loại thủy sản nuôi ghép hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

Mô hình đầu tư thấp ít rủi ro, bền vững phù hợp với trình độ sản xuất của người dân, sản phẩm thu hoạch đạt cỡ lớn đáp ứng nhu cầu về chất lượng dễ tiêu thụ. Qua điều tra của ngành chuyên môn ao đầm có năn tượng chịu rủi ro ít hơn ao đầm nuôi để trống đến 23% đặc biệt là trong các đợt nắng nóng ao đầm có năn tượng giảm hơn 34% so với ao đầm không có năn tượng. Sau đây là các bước kĩ thuật trồng năn tượng trong ao đầm nuôi tôm.

Cỏ năn tượng (Scirpus littoralis Schrad) hay còn gọi là hến biển là một loại cỏ thuộc họ lác phân bố chủ yếu trong các đầm lầy vùng ven biển ĐBSCL. Ảnh: flora.org.il

Đối tượng và phạm vi

Đối tượng: Cỏ năn tượng (Scirpus littoralis Schrad) hay còn gọi là hến biển là một loại cỏ thuộc họ lác phân bố chủ yếu trong các đầm lầy vùng ven biển ĐBSCL, mọc nhiều ở vùng đất Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu,... chúng mọc tự nhiên bằng hạt trôi theo nước hoặc từ gốc mùa trước.

Phạm vi: Được trồng rộng rãi ở các ao đầm nuôi theo hướng quảng canh và quảng canh cải tiến hay những vùng bị nhiễm phèn mặn, vùng ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,...

Cách trồng cỏ năn tượng

Vào đầu mùa mưa tiến hành trồng cỏ năn tượng với mật độ từ 4 - 5 cây 1m2 sau 2 - 3 tháng thấy năn tượng không nở đặc thì bón phân dùng các loại phân như: NPK 20-20-15, NPK 20-20-0 hoặc DAP ,...liều lượng từ 1,5 - 2kg/1000m2.

Trong thời gian cải tạo ao đầm nuôi tôm cũng là lúc tiến hành cắt cỏ năn tượng. Luống cắt rộng từ 5 - 10m chỗ không cắt chừa từ 5 - 7m cứ cách luống như thế cho đến khi hết ao đầm nuôi.

Cải tạo ao nuôi 

Cải tạo ao nuôi: Khoảng tháng 8 - 9 nước bắt đầu ngọt người dân cần bón phân cho năn tượng phát triển, đến khoảng tháng 10 dương lịch người dân bắt đầu dọn năn tượng bằng cách phác đi hoặc dùng máy cắt cỏ cắt. Sau khi phơi được 10 - 15 ngày sau cho nức nẻ chân chim thì cho nước vào ngập mặt ruộng ngâm khoảng 2 - 3 ngày rồi sổ khô. Nên lấy nước vào sổ ra khoảng 2 - 3 lần để rữa sạch các chất dơ bẩn, tồn động trong ao đầm.

Sau mỗi vụ nuôi mật độ năn tượng rất là nhiều phải khống chế ở mức 30%  diện tích mặt ao đầm nuôi là phù hợp xung quanh bờ người dân có thể trồng thêm cỏ năn tượng để tạo hàng rào bảo vệ vừa giữ đất vừa rào cua (nếu có) và sau này cũng có thể làm giống cho các vụ sau.

Tiến hành đo pH, độ kiềm,... nếu thấy chưa đạt thì dùng vôi CaCO3 với lượng 15kg/1000m2 và tạt đều khắp ao ruộng nuôi dùng phân NPK 20-20-0, NPK 20-20-15 hoặc phân DAP liều lượng 2kg/1000m2 để ổn định pH, độ kiềm và gây tảo khi các yếu tố môi trường đạt ngưỡng cho phép và nước có màu trà lợt thì tiến hành thả tôm.

Cải tạo ao vèo: Trong quá trình nuôi cần chuẩn bị ao vèo để tăng tỉ lệ sống của tôm. Gia cố bờ bao kĩ càng tránh mọi, rò rĩ. Lấy nước vào thì phải qua túi lọc để hạn chế cá tạp vào ao. Bón phân (NPK 20-20-15, NPK 20-20-0, DAP,...) để gây màu. Sử dụng vôi CaCO3 để ổn định môi trường. Trước khi thả tôm 2 ngày thì người dân sử dụng vi sinh để tạo hệ đệm cho môi trường. Thả tôm vào ao vèo tùy mật độ có thể bố trí thêm quạt nước cung cấp oxy cho ao. Khi đạt 1 - 1,5 tháng thì người dân có thể thả vào ao nuôi. Từ đó rút ngắn được thời gian nuôi tăng tỉ lệ sống cho tôm.

Chăm sóc

Trong 3 tháng đầu không nên thay nước hay lấy nước vào ao đầm nhiều nếu thay nước nhiều sẽ làm cho môi trường giao động đột ngột gây ảnh hướng sức khỏe tôm nuôi. Giai đoạn này cần theo đổi chặc chẻ sự phát triển của tôm nuôi.

Nếu có hiện tượng tôm nỗi đầu, bò lên mé bờ thì thay nước ngay, mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước trong ao đầm nuôi thay liên tục 2 - 3 con nước rồng nếu tôm cua theo nước ra cống thì bắt hết không nên thả lại vào ao đầm nuôi.

Xử lí phần năn tượng sau khi cắt

Ngoài giỏ có quai, Tổ hợp tác đan đát mỹ nghệ Tân Hương Bình còn sáng tạo thêm các sản phẩm nón, túi xách, bình hoa đan từ năn tượng rất đẹp mắt. Ảnh: Báo Cà Mau

Sau khi tỉa thưa phần thân cỏ năn có thể được dùng làm phân hữu cơ hoặc bán cho các cơ sở làm nguyên liệu cho đồ thủ công mĩ nghệ xuất khẩu.Trung bình 7 - 8kg năn tươi sau khi phơi thu 1 kg năn khô. Giá năn tượng tươi khoảng 600 - 700 đồng/kg, sau khi phơi khô là 8.000 - 10.000 đồng/kg (tùy vị trí xa hay gần điểm thu mua).

Như vậy, có thể nói đây là một hướng đi thuận thiên, mang lại nhiều giá trị, mở ra nhiều hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển trong tương lai.

Hồng Huyền