TIN THỦY SẢN

Lợi ích của việc bổ sung vi khuẩn giúp tôm thẻ tăng trưởng tốt hơn

Bổ sung vi khuẩn axit lactic lên tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch trên tôm thẻ chân trắng.. Ảnh: intrafish.com Minh Minh

Thức ăn bổ sung LAB giúp tôm thẻ chân trắng tăng trưởng tốt hơn cùng với đó là sự gia tăng hệ vi sinh đường ruột, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, cải thiện hiệu suất tăng trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch không đặc hiệu, đề kháng với mầm bệnh.

Những năm gần đây, việc thâm canh hóa giúp tăng nhanh sản lượng thủy sản, tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ lụy về môi trường và dịch bệnh. Các loại bệnh mới liên tục phát sinh và khó kiểm soát, người nuôi sẽ áp dụng nhiều cách chữa trị khác nhau để trị bệnh bao gồm sử dụng rất nhiều loại kháng sinh, hóa chất để kiểm soát và quản lý dịch bệnh. Việc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh dẫn tới sự tồn lưu của dư lượng kháng sinh trong nước và trong thịt tôm gây ra các rủi ro về tồn dư dư lượng và tình trạng kháng kháng sinh ngày càng phổ biến.

Do đó nhu cầu về các chế phẩm sinh học nhóm xử lý môi trường và nhóm cho ăn càng thiết thực nhằm: tăng hiệu quả tiêu hóa, giảm hệ số sử dụng thức ăn, xử lý chất thải của tôm trong ao, đối kháng với các vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi và ngăn ngừa sự bùng phát của dịch bệnh, hạn chế hoặc không dùng kháng sinh…

Từ nhu cầu thực tiễn đó, nhóm nghiên cứu tại trường đại học Ocean, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra dòng vi khuẩn tối ưu có thể cải thiện tăng trưởng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch đối kháng với mầm bệnh, là giải pháp phòng ngừa hữu hiệu, hạn chế tối đa hóa chất và kháng sinh trong quá trình nuôi.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức nhằm đánh giá hiệu suất tăng trưởng, phản ứng miễn dịch, khả năng kháng bệnh và hệ vi sinh vật đường ruột ở tôm thẻ chân trắng được cho ăn chế độ ăn có bổ sung ba chủng vi khuẩn axit lactic (LAB) (1 × 10 × 10  cfu kg − 1 ) trong vòng 42 ngày.

Nghiệm thứcBổ sung vi khuẩn
NT1Đối chứng (Không bổ sung)
NT2Lactobacillus plantarum W2 (LA)
NT3Pediococcus acidilactici Nj (PE)
NT4Enterococcus faecium LYB (EN)

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống: Sau 42 ngày nuôi cho thấy tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR), tỷ lệ hiệu quả sử dụng thức ăn (FER) ở các nhóm ở các nhóm LA, PE, EN đều cao khá  biệt có ý nghĩa thống kê đối với nhóm đối chứng CO (P<0,05), và khả năng kháng bệnh của tôm thẻ chân trắng đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ở các nhóm bổ sung LAB được cải thiện đáng kể so với đối chứng ( P<0,05).  

Phân tích các hoạt động của enzyme miễn dịch không đặc hiệu trong huyết thanh: 

Kết quả cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột trong nhóm bổ sung Lactobacillus plantarum W2 (LA) và Enterococcus faecium LYB (EN) cho thấy cải thiện đáng kể, sự đa dạng và phong phú của nhóm vi khuẩn có lợi (Tenacibaculum, RuegeriaBdellovibrio). Trong khi đó nghiệm thức đối chứng, nhóm CO tăng tỷ lệ mầm bệnh tiềm ẩn (VibrionaceaeFlavobacteriaceae ) và giảm mật độ vi khuẩn có lợi tiềm năng.

So với đối chứng, hoạt tính của phosphatase axit, phosphatase kiềm , phenonoloxidase, tổng hợp oxit nitric, peroxidase, hoạt tính superoxide dismutase, khả năng chống oxy hóa toàn phần và hàm lượng lysozyme trong huyết thanh và mức độ biểu hiện tương đối của các genSOD, LZM, proPO,HSP70, Imd, Toll, Relish, TOR, 4EBP, eIF4E1α và eIF4E2 trong gan tụy của các nhóm LAB đã được tăng cường ở nhiều mức độ khác nhau. 

Khi xem xét cân bằng nội môi hệ vi sinh vật đường ruột của tôm, bổ sung L. plantarum E. faecium cho thấy hiệu quả tốt hơn so với P. acidilactici. Tuy nhiên, do những lo ngại về nguy cơ tiềm tàng của các chủng E. faecium đối với sức khỏe con người, L. plantarum W2 phù hợp để ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản hơn so với E. faecium LYB. 

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, Lactobacillus plantarum W2 có thể được áp dụng như một loại men vi sinh để cải thiện hiệu suất tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch không đặc hiệu, khả năng kháng bệnh và tăng cường sức khỏe đường ruột của tôm thẻ chân trắng. Kết quả sẽ giúp ích cho việc đánh giá khả năng ứng dụng của Lactobacillus plantarum W2 như là chế phẩm sinh học tiềm năng trong nuôi tôm.

Lược dịch ScienceDirect

Minh Minh