TIN THỦY SẢN

Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh cho thủy sản

Tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh cho động vật thuỷ sản. Ảnh: livingtosmile.com Bùi Quang Tề

Động vật thuỷ sản sống ở trong nước hay nói một cách khác nước là môi trường sống của động vật thuỷ sản. Động vật thuỷ sản sống được phải có môi trường sống tốt, đồng thời chúng cũng phải có khả năng thích ứng với môi trường.

Nếu môi trường sống của động vật thuỷ sản xảy ra những thay đổi không có lợi cho chúng, những con nào thích ứng sẽ duy trì được cuộc sống, những con nào không thích ứng thì sẽ mắc bệnh hoặc chết. Động vật thuỷ sản mắc bệnh là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Vì vậy, những nguyên nhân gây bệnh cho động vật thuỷ sản gồm 3 nhân tố sau:

Môi trường sống (1): To, pH, O2, CO2, NH3, NO2, kim loại nặng,..., những yếu tố này thay đổi bất lợi cho động vật thuỷ sản và tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) dẫn đến động vật thuỷ sản dễ mắc bệnh.

Tác nhân gây bệnh (mầm bệnh - 2): Virus, Vi khuẩn, Nấm, Ký sinh trùng và những sinh vật hại khác.

Vật chủ (3) có sức đề kháng hoặc mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh là cho động vật thuỷ sản chống được bệnh hoặc dễ mắc bệnh.

Mối quan hệ của các nhân tố gây bệnh khi đủ ba nhân tố 1,2,3 thì động vật thủy sản mới có thể mắc bệnh (hình 1): nếu thiếu 1 trong 3 nhân tố thì động vật thuỷ sản không bị mắc bệnh (hình 2-4). Giữ môi trường nuôi tốt sẽ tăng sức đề kháng với mầm bệnh cho động vật thuỷ sản, tuy động vật thuỷ sản có mang mầm bệnh thì bệnh không thể phát sinh được (hình vẽ 2). Để ngăn cản những nhân tố trên không thay đổi xấu cho động vật thuỷ sản thì con người, kỹ thuật nuôi phải tác động vào 3 yếu tố như: cải tạo ao tốt, tẩy trùng ao hồ diệt mầm bệnh, thả giống tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ về chất và lượng thì bệnh rất khó xuất hiện.

Khi nắm được 3 nhân tố trên có mối quan hệ mật thiết, do đó xem xét nguyên nhân gây bệnh cho động vật thuỷ sản không nên kiểm tra một yếu tố đơn độc nào mà phải xét cả 3 yếu tố: môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Đồng thời khi đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh cũng phải quan tâm đến 3 nhân tố trên, nhân tố nào dễ làm chúng ta xử lý trước. Ví dụ thay đổi môi trường tốt cho động vật thuỷ sản là một biện pháp phòng bệnh (hình 2). Tiêu diệt mầm bệnh bằng hoá chất, thuốc sẽ ngăn chặn được bệnh không phát triển nặng (hình 3). Cuối cùng chọn những giống động vật thuỷ sản có sức đề kháng với những bệnh thường gặp gây nguy hiểm cho động vật thuỷ sản (hình 4).

Mối quan hệ giữa các nhân tố gây bệnh (1)

- Vùng xuất hiện bệnh (màu đỏ) có đủ ba yếu tố gây bệnh 1+2+3.

- Vùng 1+2 bệnh không xảy ra.

- Vùng 2+3 bệnh không xảy ra.

- Vùng 1+3.


Không xuất hiện bệnh do môi trường tốt, không đủ ba nhân tố gây bệnh (2)

Không xuất hiện bệnh do không có mầm bệnh, không đủ ba nhân tố gây bệnh (3)

Không xuất hiện bệnh do vật chủ có sức đề kháng cao, không đủ ba nhân tố gây bệnh (4)

Người ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh ở động vật thủy sản bằng công thức toán học:

D = P + H + E2

- D: Disease (bệnh)

- P: Pathogen (tác nhân gây bệnh)

- H: Host (vật chủ)

- E: Environment (môi trường)

Công thức trên khẳng định vai trò quyết định nguyên nhân gây bệnh (P) và vai trò quan trọng của các nhân tố điều kiện (H và E), nhưng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của điều kiện môi trường (E2) trong quá trình phát sinh bệnh.

Bùi Quang Tề