Làm sao để có bầy cá giống chất lượng cao?

Chất lượng cá giống nuôi thả chưa tốt, kéo theo tỷ lệ sống cá nuôi từ khi thả bột, ương cá bột đến cá giống, thả cá giống nuôi đến khi thu hoạch cá thương phẩm, thường rất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của cá nuôi suốt vụ thấp.

Cần quan tâm đến chất lượng cá giống. Ảnh: trieuphunongdan.com
Cần quan tâm đến chất lượng cá giống. Ảnh: trieuphunongdan.com

Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chất lượng cá giống

Có rất nhiều nguyên nhân tác động, ảnh hưởng, làm chất lượng cá giống thả nuôi không tốt. Trong đó, yếu tố di truyền thông qua bầy cá bố mẹ được quan tâm đầu tiên. Thường bầy cá hậu bị được tuyển chọn từ bầy cá nuôi thương phẩm, sau khi tuyển chọn, nuôi vỗ thành cá bố mẹ. Hầu hết cá bố, cá mẹ, được chọn có cùng nguồn gốc ông bà, cùng bầy, cùng gia phả, rất ít cơ sở sản xuất giống quan tâm, chọn cá bố và cá mẹ nguồn gốc xa nhau, khác bầy, khác gia phả. Việc lai tạo gần, lai tạo bầy cá cùng huyết thống, sử dụng bầy cá bố mẹ sinh sản nhiều lần, sẽ làm giảm chất lượng chất lượng cá bột, cá giống. Lai cận huyết dẫn đến hậu quả như giảm đa dạng và chất lượng di truyền của cá giống, mất dần khả năng duy trì tính đa dạng về nguồn gen, làm suy giảm tăng trưởng, tỷ lệ sống thấp, mẫn cảm với bệnh, nhạy cảm với sự thay đổi môi trường…

Chọn cá bố mẹChọn cá bố mẹ rất quan trọng khi ương giống cá. Ảnh: baonongnghiep.r.worldssl.net

Bên cạnh đó, sử dụng thức ăn kích thích thành thục, thuốc kích thích lên trứng, trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cá giống. Mặt khác, chế độ nuôi vỗ, chất lượng môi trường nuôi vỗ, chất lượng cá bố mẹ chọn lựa sau khi nuôi vỗ…ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sinh sản và ương nuôi cá con. Việc sử dụng thuốc kích dục tố trong sinh sản nhân tạo, gây chín và rụng trứng, kích thích cá sinh sản theo mong muốn, để lại những ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cá giống.

Làm thế nào để cải thiện chất lượng cá giống?

Nuôi vỗ và chế độ dinh dưỡng cho cá hậu bị, quyết định đến chất lượng cá bố mẹ. Nếu nuôi vỗ không đúng kỹ thuật, không đủ thời gian, chăm sóc không tốt trong quá trình nuôi vỗ, chất lượng môi trường nuôi vỗ không tốt,… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cá bố mẹ. Nguồn thức ăn cho cá hậu bị, trong quá trình nuôi vỗ cần đảm bảo các hoạt động như bơi lội, hô hấp, hấp thu và tiêu hoá thức ăn, trao đổi năng lượng, quan trọng nhất đủ dinh dưỡng để cá hậu bị tạo sản phẩm trứng, tinh trùng, đảm bảo chất lượng cá bột, cá giống, tốt nhất. Chế độ ăn nên chọn thức ăn có hàm lượng 35% protein thô, trong đó, đậu nành có protein thô cao nhất từ thực vật, dễ tiêu hóa. Mặt khác, bổ sung các loại vitamin A, D, E, vi khoáng vào thành phần dinh dưỡng trong quá trình nuôi vỗ cá, góp phần cải thiện chất lượng bầy cá bố mẹ sau quá trình nuôi vỗ.

Chọn lọc cá giốngChọn lọc cá giống chất lượng cao. Ảnh: trieuphunongdan.com

Để xóa cận huyết, tăng đa dạng di truyền, cải thiện tăng trưởng và một số đặc điểm kinh tế khác, ngoài việc cải thiện các hạn chế đã đề cập trên, thì giải pháp lai chéo được đánh giá khả thi, áp dụng cho hiệu quả cao. Trong đó, cá bố, cá mẹ, được chọn nuôi vỗ thành cá hậu bị, có nguồn gốc khác nhau, khác bầy, khác gia phả, khác vùng nuôi về mặt địa lý. Tiến hành cho sinh sản chéo, kiểm soát số lần sinh sản. Một giải pháp khác đó là chọn lọc cá thể cho tăng trưởng, phương pháp này đơn giản và hiệu quả, nhưng chỉ áp dụng được một vài thế hệ. Bên cạnh đó, việc trao đổi, bổ sung đàn cá hậu bị khác thường xuyên, cũng như giới hạn thời gian sử dụng đàn cá bố mẹ, giới hạn số lần sinh sản của cá bố mẹ, để giảm số thế hệ gia hóa trong trại giống, vì mức độ cận huyết tăng theo số thế hệ. Có thể áp dụng giải pháp chọn lọc hàng loạt, dựa trên sự khác nhau các tính trạng chọn lọc.

Căn cứ vào mục đích chọn giống, để chọn các tính trạng theo mong muốn. Có thể chọn lọc liên quan tăng trưởng, liên quan trọng lượng, liên quan kích thước cơ thể, hoặc về khả năng đề kháng, khả năng miễn dịch, khả năng chống chịu dịch bệnh... Ngoài ra, các giải pháp khác như chọn lọc gia đình, chọn lọc anh em, chọn lọc hỗn hợp…đều góp phần cải thiện chất lượng cá giống thả nuôi.

Con giống kém chất lượng đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả các mô hình nuôi cá thương phẩm như giảm tăng trưởng, FCR cao, cá nuôi phân đàn, tỷ lệ sống thấp, sức đề kháng kém, dễ cảm nhiễm dịch bệnh, không có khả năng chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi, tốn nhiều chi phí trong quá trình nuôi, giá thành sản xuất cao. Cải thiện các vấn đề tồn tại trên thông qua việc nâng chất lượng đàn cá hậu bị, cá bố mẹ bằng các giải pháp đã đề cập. Trong đó, lai chéo, chủ động thay mới đàn cá hậu bị, kiểm soát số lần sinh sản cá bố mẹ, góp phần cải thiện hiệu quả chất lượng cá giống thả nuôi, khắc phục những hạn chế kể trên. Một đàn cá giống chất lượng, chắc chắn sẽ cho một kết quả nuôi thương phẩm chi phí thấp, ít rủi ro trong quá trình nuôi, hiệu quả cao, người nuôi lãi nhiều.

Đăng ngày 08/11/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 10:22 27/03/2025

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

Ngày nay, ngành nuôi tôm đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi ngày càng nhiều hộ nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất.

Ao nuôi tôm
• 09:56 26/03/2025

Công nghệ Biofloc trong nuôi tôm - Nguyên lý và lợi ích kinh tế

Công nghệ Biofloc (BFT) là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong ngành nuôi tôm thâm canh những năm gần đây.

Ao nuôi
• 10:50 25/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 09:53 24/03/2025

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 10:58 27/03/2025

Thời gian giãn cách các loại hóa chất xử lý trong môi trường ao nuôi

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường ao nuôi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thủy sản và sức khỏe con người, việc tuân thủ thời gian giãn cách sau khi sử dụng các loại hóa chất là vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 10:58 27/03/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 10:58 27/03/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 10:58 27/03/2025

Cập nhật quy định mới về đánh bắt hải sản và thủ tục thủy sản

Ngày 25/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và các tỉnh ven biển để bàn về dự thảo sửa đổi một số nghị định trong lĩnh vực thủy sản.

Ngư dân
• 10:58 27/03/2025
Some text some message..