Quan sát bệnh trên cá tôm và chẩn đoán ban đầu

Chẩn đoán ban đầu dựa trên việc quan sát dấu hiệu bệnh trên cá tôm nuôi là rất quan trọng, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh và bán thâm canh.

chẩn đoán bệnh cá
Biểu hiện chết của tôm cá khác nhau sẽ dẫn đến những chẩn đoán sơ bộ khác nhau.

Để tôm cá nuôi được khỏe mạnh và tăng trưởng tốt, đòi hỏi người nuôi phải có kỹ năng chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác qua các biểu hiện bên ngoài để có được những quyết định tốt nhất về biện pháp xử lý, hạn chế những rủi ro thiệt hại. Thông qua những thay đổi về các chỉ tiêu chất lượng nước và biểu hiện bên ngoài của tôm cá, có thể chẩn đoán sơ bộ nguyên nhân và tìm ra cách khắc phục nhanh nhất có thể.

Quá trình sinh bệnh trên cá tôm

Quá trình phát sinh bệnh của động vật thủy sản được chia làm 2 loại: cấp tính và mạn tính:

Tôm cá bị bệnh cấp tính thường có màu sắc và thể trạng không khác lắm với tôm cá khỏe mạnh, chỉ những nơi bị tác động mới có sự thay đổi. Tôm cá bị bệnh cấp tính sẽ chết ngay và tỷ lệ chết tăng lên rất nhanh, trong thời gian ngắn đạt đến đỉnh cao nhất (2-3 ngày). 

Tôm cá bị bệnh mạn tính thông thường sẽ có màu sắc cơ thể hơi tối, sẫm màu (đen xám), thể trạng gầy yếu, tách đàn bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc quanh bờ ao, tỷ lệ chết tăng dần trong thời gian dài.

chẩn đoán bệnh cá

Do đó cần tìm hiểu kỹ các hiện tượng bệnh của tôm cá để chẩn đoán sơ bộ một cách chính xác nhất.

Quan sát hiện tượng tôm cá chết và chẩn đoán

Khi tôm cá chết một cách đột ngột

Nếu tôm cá nổi đầu lúc sáng sớm, có dấu hiệu chết, rớt đáy thì nguyên nhân chính là thiếu oxy. Ban đêm khi tảo và thực vật trong ao sử dụng oxy chung với tôm cá nuôi, nếu không cấp oxy bằng hệ thống sục khí hay quạt nước thì tôm cá rất dễ bị ngộp thở vào lúc sáng sớm khi lượng oxy trong ao sắp hết.

Ngược lại vào mọi thời điểm trong ngày, phát hiện tôm cá chết đột ngột bất thường thì nên nhanh chóng kiểm tra hàm lượng khí độc trong nước (NH3, NO2, H2S…) hoặc có thể là độc tố trong thức ăn, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ bị lẫn trong môi trường nuôi ảnh hưởng đến tôm cá.

Khi tôm cá chết rải rác trong ao nuôi

Biểu hiện chết của tôm cá khác nhau sẽ dẫn đến những chẩn đoán sơ bộ khác nhau. Khi quan sát thấy tôm cá chậm lớn và có tỷ lệ chết ngày càng cao thì có thể do tôm cá bạn nuôi đang thiếu thức ăn hoặc suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động sống của chúng. Có thể là các ion khoáng đa vi lượng hoặc các vitamin, chỉ với một lượng nhỏ cần thiết nhưng khi thiếu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn.

Nếu tỷ lệ chết liên tục không đổi thì có thể chẩn đoán do ký sinh trùng gây hại cho tôm cá. Và khi tỷ lệ chết tăng cao liên tục thì vấn đề là vi khuẩn hoặc virus đang tác động đến vật nuôi. Đây là những mầm bệnh nguy hiểm trong ao nuôi, sẽ gây thiệt hại lớn nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Những bệnh do ký sinh trùng có thể giải quyết khá dễ dàng bằng các hóa chất diệt ký sinh. Tuy nhiên bệnh do vi khuẩn hoặc virus thì đa số chưa có thuốc đặc trị.

chẩn đoán bệnh cá

Do đó, để phòng bệnh trên tôm cá, người nuôi cần chú ý cả 3 yếu tố đó là sức khỏe vật nuôi, kiểm soát mầm bệnh và các chỉ tiêu môi trường nước để hạn chế dịch bệnh phát sinh trong toàn bộ khu vực trại nuôi.

Tiến hành kiểm tra sơ bộ cơ thể tôm cá

Trước hết, kiểm tra bằng mắt thường có thể tìm ra nguyên nhân bằng các phản ứng của cơ thể tôm cá đối với tác nhân gây bệnh. Đối với ký sinh trùng lớn như: Giáp xác, nấm thuỷ my...có thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Nhưng một số tác nhân gây bệnh nhỏ: Vi khuẩn, virus, ký sinh đơn bào.. thì mắt thường không thể nhìn thấy được, nhưng có thể dựa vào các dấu hiệu bệnh lý: Biểu hiện xuất huyết viêm, thối rữa, hoại tử, dựng vẩy, ăn mòn vỏ...phần lớn là do vi khuẩn.

Các bệnh do ký sinh trùng thường làm cá tiết nhiều chất nhờn, chảy máu hoặc có các bào nang thành chấm nhỏ. Do đó cần phải xem xét tỷ mỷ các dấu hiệu để chẩn đoán bệnh trên các bộ phận như sau:

Kiểm tra trên da, vỏ: 

Đối với cá: Có thể đặt cá trên khay, quan sát theo thứ tự quan sát từ đầu đến miệng, mắt, nắp mang, vẩy, vây, tia vây để tìm các tác nhân gây bệnh; Nấm thuỷ my, rận cá, trùng mỏ neo, đỉa, giun, bào nang của ký sinh đơn bào (Myxobolus). 

Đối với tôm: Các sinh vật sẽ bám trên vỏ, trên các phần phụ: Râu, chân, đuôi, sự ăn mòn vỏ, đen râu của vỏ và phần phụ.

chẩn đoán bệnh cá

Kiểm tra mang: Kiểm tra các tơ mang và nắp mang cá có đóng mở lại bình thường, trên tơ mang có nhiều nhớt hay không, hay dính bùn và ký sinh trùng, giáp xác, sán đơn chủ ký sinh. Đối với tôm có bọ biển, rận nước ký sinh trong mang không?

Kiểm tra nội tạng: Kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hoá của tôm cá, dạ dày, ruột có thức ăn không, có hơi, trên thành có xuất huyết, có xuất hiện giun sán ký sinh trong dạ dày ruột không. Kiểm tra cơ quan khác; gan, thận, lá lách, bóng hơi có các bào nang của giun sán không, tìm điểm xuất huyết của bệnh do vi khuẩn. Tôm kiểm tra gan tụy, màu sắc, có thể vermiform không…?

Sau đó, để chắc chắn phải mang tôm cá đến phòng xét nghiệm gần nhất để nhân viên kiểm tra kỹ càng hơn và có những gợi ý phòng trị phù hợp để tránh trường hợp phải mất trắng cả ao nuôi.

Đăng ngày 03/10/2022
Hà Tử @ha-tu
Dịch bệnh

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 22:33 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 22:33 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 22:33 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 22:33 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:33 17/11/2024
Some text some message..