Peru cấm nhập khẩu tôm từ các nước có dịch EMS
Mới đây, Bộ trưởng Bộ sản xuất Peru đã ban hành lệnh cấm NK tôm sống từ các nước bị ảnh hưởng bởi bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), còn gọi là EMS.
1. Peru cấm nhập khẩu tôm từ các nước có dịch EMS
Lieneke Schol, Bộ trưởng Bộ sản xuất cho biết, Cơ quan Thú y Thủy sản của nước này (Sanipes) sẽ không cấp chứng thư vệ sinh cho NK tôm chân trắng và tôm sú từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch AHPND/EMS. Các nước này bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Mexico, Philippines và Texas, Mỹ.
Schol cho biết biện pháp nhằm mục đích ngăn dịch bệnh này xâm nhập vào hoạt động sản xuất tôm sẽ vẫn được áp dụng cho đến khi các nước này hoàn toàn thoát khỏi dịch bệnh.
2. Các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ có nhu cầu tôm cỡ nhỏ
Nhu cầu tôm cỡ nhỏ đang buộc các nhà xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ phải điều chỉnh các lô hàng của họ phù hợp với khẩu vị toàn cầu. Ấn Độ có truyền thống về nuôi tôm cỡ lớn, từ 20 đến 40 con / kg, nhưng hiện nay họ đang khuyến khích nông dân thu hoạch nhiều vụ để đáp ứng nhu cầu về tôm nhỏ.
Kenny Thomas, MD của Jinny Marine Traders cho biết:"Tôm nhỏ có thể sản xuất được nhiều sản phẩm tôm giá trị gia tăng và bạn không thể làm sushi Nhật với tôm lớn."
Kích thước từ 50 đến 120 dần trở nên phổ biến. Hầu hết các nước Đông Nam Á đang tập trung nhiều hơn vào nuôi tôm nhỏ và Ấn Độ hiện cũng chuyển hướng sản xuất như vậy.
Các nhà xuất khẩu cho biết việc xuất khẩu tôm cỡ nhỏ có nhiều lợi thế khi nông dân nuôi được nhiều vụ còn nhà nhập khẩu có thể xuất khẩu nhiều lô hơn. "Người mua phải trả ít hơn vì kích thước nhỏ hơn. Người nông dân có thể làm tăng số lượng vụ nuôi và giảm nguy cơ bệnh tật. Họ cũng có thể giữ cho chi phí thức ăn giảm xuống ", Anwar Hashim, giám đốc điều hành của Abad Fisheries nói.
Ấn Độ hiện là nhà cung cấp tôm hàng đầu trên thế giới. Trong số tôm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, tỷ lệ tôm Ấn Độ là 40%.