TIN THỦY SẢN

Đừng bỏ lỡ 10 thông tin kỹ thuật thủy sản hay nhất năm 2021

Cập nhật kỹ thuật thủy sản để nuôi đạt hiểu quả cao. Ảnh: Tây Oggy. Thảo

Dưới 10 thông tin kỹ thuật thủy sản được nhiều người đọc nhất năm 2021 trên Tepbac.

1. Mô hình Aquaponics quy mô nhỏ cho hộ gia đình

Hệ thống Aquaponics quy mô nhỏ đã và đang trở thành một lựa chọn khả thi để cung cấp một chế độ ăn lành mạnh cho gia đình.

Bài viết giới thiệu hệ thống Aquaponics quy mô nhỏ cung cấp 62 kg cá rô phi và 352 kg 22 loại rau và trái cây trong 1 năm chỉ với tổng diện tích 16m2, trong đó khu trồng rau là 4,56m2.

Link bài viết: Mô hình Aquaponics quy mô nhỏ cho hộ gia đình

2. Chu trình Nitơ và kiểm soát khí độc gốc Nitơ trong ao tôm

Trong ao nuôi thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng công nghệ cao với mật độ dày đặc, các vấn đề sức khỏe liên quan đến các loại khí độc gốc Nitơ luôn là mối nguy lớn. Vì vậy, người nuôi cần nắm rõ chu trình Nitơ để biết nguồn gốc và cách kiểm soát khí độc gốc Nitơ trong ao luôn ở mức an toàn, cũng như giúp tôm cá phát triển tốt nhất.


Chu trình nitơ trong ao nuôi. Ảnh: Tepbac. 

Ngoài ra bài viết còn khuyến nghị cách xử lý khi tôm cá có vấn đề sức khỏe liên quan đến khí độc gốc Nitơ như NH3, NO2

Link bài viết: Chu trình Nitơ và kiểm soát khí độc gốc Nitơ trong ao tôm

3. Kỹ thuật nuôi tôm khi thời tiết thất thường, lúc nắng khi mưa

Bài viết cung cấp các biện pháp kỹ thuật cơ bản cho người nuôi tôm khi thời tiết cực đoan, có hiện tượng nắng nóng kéo dài và mưa giông đột ngột làm môi trường ao nuôi biến động lớn, người nuôi tôm cần thận trọng theo dõi, xử lý kịp thời.

Link bài viết: Kỹ thuật nuôi tôm khi thời tiết thất thường, lúc nắng khi mưa

4. Vai trò và kỹ thuật nuôi sinh khối trùn chỉ

Trùn chỉ giữ nhiều vai trò trong nuôi trồng thủy sản do đó nhu cầu sử dụng rất cao nhưng khả năng cung cấp ngày càng giảm do việc khai thác quá mức.


Nuôi sinh khối trùn chỉ đáp ứng nhu cầu của người nuôi.

Bài viết hướng dẫn đơn giản để người nuôi dễ dàng áp dụng kỹ thuật nuôi sinh khối trùn chỉ vào thực tiễn sản xuất.

Link bài viết: Vai trò và kỹ thuật nuôi sinh khối trùn chỉ

5. Kỹ thuật đa bội trong sản xuất giống thủy sản

Áp dụng kỹ thuật đa bội thể trong sản xuất giống thủy sản nhằm tạo ra các giống vật nuôi có bộ nhiễm sắc thể bị biến đổi, nhằm tối ưu hóa các chỉ tiêu tăng trưởng để tạo lợi ích kinh tế.

Thể đa bội đã ứng dụng rộng rãi đối với nhiều đối tượng nuôi thủy sản như: bào ngư, hàu, tôm sú, tôm càng xanh,…

Link bài viết: Kỹ thuật đa bội trong sản xuất giống thủy sản

6. 6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm


Quản lý chất lượng nước là yếu tố then chốt trong nuôi tôm. Ảnh: Tepbac

Bài viết chỉ tập trung vào một góc đặc biệt của nghề nuôi tôm, đó là chất lượng nước. Khi chất lượng nước tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Giảm lượng amoniac và các chất thải hữu cơ, từ đó hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, chất lượng nước tốt cũng góp phần giảm thiểu gánh nặng chất thải đối với môi trường bên ngoài.

Link bài viết: 6 mẹo để quản lý chất lượng nước trong nuôi tôm

7. Hứa hẹn nuôi moina chi phí thấp từ phụ phẩm bột tảo đỏ khử chất béo

Bột tảo đỏ đã khử chất béo (DHPM) có lợi cho sự phát triển của moina (Moina macrocopa) làm tăng mật độ và sinh khối của quần thể trong quá trình nuôi, nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho thấy bột tảo đỏ đã khử chất béo (DHPM) là một chất bổ sung đầy hứa hẹn trong khi việc xác định cơ chế chuyển hóa cụ thể cần được nghiên cứu thêm.

Link bài viết: Hứa hẹn nuôi moina chi phí thấp từ phụ phẩm bột tảo đỏ khử chất béo

8. Tóm lại là, cắt hay không cắt cuống mắt tôm bố mẹ?


Kỹ thuật cắt cuống mắt vẫn gây tranh cãi. Ảnh: Nelson Gerundo.

Kỹ thuật cắt cuống mắt trong sinh sản nhân tạo tôm he gây nhiều tranh cãi về phúc lợi động vật. Hơn nữa, từ lâu người ta đã công nhận rằng việc cắt bỏ cuống mắt cũng có thể gây mất cân bằng sinh lý và ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch của tôm bố mẹ. Cắt bỏ cuống mắt cũng có thể làm giảm cơ hội sống sót của tôm con trong thời gian bùng phát dịch bệnh.

Bài viết cung cấp kết quả trong điều kiện phòng thí nghiệm ủng hộ luận điểm trên.

Link bài viết: Tóm lại là, cắt hay không cắt cuống mắt tôm bố mẹ?

9. Điều kiện nuôi ảnh hưởng đến sắc tố da cá thế nào?

Điều kiện nuôi trồng thủy sản có thể ảnh hưởng tiêu cực đến màu da tự nhiên của cá. Sắc tố da cá được điều chỉnh bởi cả yếu tố bên ngoài và bên trong (di truyền, tế bào, thần kinh và nội tiết tố). Vì lý do đó, một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm hiểu các cơ chế cơ bản về sắc tố cá cũng như ảnh hưởng do điều kiện nuôi.

Link bài viết: Điều kiện nuôi ảnh hưởng đến sắc tố da cá thế nào?

10. Nuôi cá lóc ở độ mặn cao nên dùng thức ăn ra sao?


Cần thay đổi kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

Để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu như hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn như hiện nay thì kỹ thuật sản xuất cũng cần thay đổi. Bài viết cung cấp tỉ lệ năng lượng protein/lipid tối ưu cho cá lóc khi nuôi ở môi trường nhiệt độ và độ mặn cao.

Link bài viết: Nuôi cá lóc ở độ mặn cao nên dùng thức ăn ra sao?

Thảo