TIN THỦY SẢN

Rỉ mật - nguồn carbon tốt nhất trong nuôi cá điêu hồng

Cá điêu hồng. Ảnh: fao.org VĂN THÁI (Lược dịch)

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Colombia (UNAL), đã đánh giá các nguồn carbon khác nhau trong các hệ thống biofloc để sản xuất cá rô phi đỏ (cá điều hồng) và tìm ra nguồn carbon phù hợp nhất.

Tăng sinh khối cá và thức ăn đầu vào làm giảm chất lượng nước nhanh chóng do đó cần phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nước trong các hệ thống đó. Hệ thống biofloc là một cơ chế để tận dụng chất thải như chất hữu cơ và hợp chất nitơ thành thực phẩm cung cấp cho cá. Việc thực hiện hệ thống này giúp giảm hơn 25% chi phí thức ăn, vì trong các hệ thống nuôi cá thông thường chỉ có 20 đến 30% lượng thức ăn được tiêu thụ bởi cá; phần còn lại, cùng với sự bài tiết của cá nuôi sẽ làm ô nhiễm nguồn nước nhanh chóng. Do đó, công nghệ biofloc vừa cho phép tăng năng và giảm chi phí bằng việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và giảm tối thiểu tác động môi trường của hoạt động nuôi cá.

Công nghệ Biofloc đã được phát triển như một lựa chọn khả thi để tái chế chất dinh dưỡng bằng cách duy trì tỷ lệ carbon/nitơ (C / N) cao trong nước để kích thích sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng chuyển đổi amoniac thành sinh khối vi khuẩn hữu ích.

Đối với sự hình thành có kiểm soát của các vi sinh vật chuyên biệt (vi khuẩn dị dưỡng) chịu trách nhiệm đồng hóa nitơ trong hệ thống biofloc, cần có tỷ lệ carbon/nitơ cao trong nước. Đối với mỗi phần của nitơ nên có từ 15 - 20 phần carbon, đó là lý do tại sao mật rỉ và tinh bột ngô hoặc tinh bột sắn được thêm vào nước như là nguồn carbon cung cấp cho nhu cầu vi khuẩn phát triển.

Cá điêu hồng là một loài cá có giá trị kinh tế, được ưu chuộng và nuôi phổ biến ở nhiều nước. Đối với người nuôi cá điêu hồng, điều cần thiết là phải biết nguồn carbon nào được áp dụng cho hệ thống biofloc, bởi vì sử dụng nguồn carbon phù hợp sẽ có năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn.

Nghiên cứu các nguồn carbon trong nuôi cá điêu hồng

 

3 nguồn C được sử dụng trong nghiên cứu: mật rỉ đường, tinh bột ngô, tinh bột sắn.

Nghiên cứu, được thực hiện tại Phòng thí nghiệm của Trụ sở UNAL Medellín, đã đánh giá năng suất, chất lượng nước và sự hình thành hạt vi sinh của các nguồn carbon bổ sung (mật rỉ và tinh bột ngô và tinh bột sắn) để sản xuất cá điêu hồng trong hệ thống biofloc. 

Trong nghiên cứu sử dụng tỷ lệ carbon-nitơ là 15: 1 cho ba phương pháp bổ sung, cần 656 g bột ngô/kg thức ăn; 658 g tinh bột sắn/kg, và 535 g mật rỉ/kg thức ăn. Trong năm 2018, 1 kg mật đường có giá 900 peso, tinh bột sắn 2.857 peso và tinh bột ngô 2.151 peso.

Liên quan đến trọng lượng của cá điêu hồng được nuôi trong hệ thống biofloc, kết quả cho thấy tinh bột ngô tạo ra 5,7 kg sinh khối cá rô phi đỏ/m3 với giá 15.610 peso; tinh bột sắn tăng lên 6,4 kg/m³ lên 14.206 peso, trong khi mật rỉ đạt đến 8,1 kg/m³ với giá 10,474 peso.

Kết luận của nhà nghiên cứu Velasco là "Sự lựa chọn nguồn carbon bổ sung vào hệ thống biofloc có thể dựa trên cả chi phí và tính sẵn có". Do đó, chi phí / lợi ích của tinh bột sắn và tinh bột ngô hạn chế sử dụng chúng trong thực tế, vì vậy nguồn carbon mật rỉ đường vừa giàu C vừa có chi phí thấp và là nguồn carbon tốt nhất trong nuôi cá điêu hồng.

https://www.aquahoy.com/

VĂN THÁI (Lược dịch)