Thức ăn giúp thúc đẩy tăng trưởng và tỉ lệ sống Artemia
Nghiên cứu mới đây của Ngô Thị Thu Thảo, 2019 cho thấy khẩu phần ăn có thể thúc đẩy sự tăng trưởng và tỷ lệ sống, cũng như ảnh hưởng tích cực đến quá trình thành thục sinh sản của Artemia franciscana.
Tảo là nguồn thức ăn không thể thiếu trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm các loài động vật biển, động vật thân mềm hai mảnh vỏ và giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác. Tuy nhiên, không phải tất cả các loài tảo đều thích hợp cho các loài động vật ăn lọc.
Do đó, việc tìm kiếm một nguồn thức ăn thay thế ít tốn kém hơn và giảm thiểu các giai đoạn sản xuất phức tạp, nhưng vẫn đảm bảo được các tiêu chí về dinh dưỡng và khả năng hấp thụ của sinh vật là rất cần thiết.
SCD (single cell detritus-dạng tế bào đơn) không phải là tế bào sống mà là mảnh vụn của rong biển được tách ra thành dạng các tế bào đơn lẻ. Tùy theo loài rong biển, phương pháp thu hoạch và bảo quản mà SCD sẽ có những giá trị dinh dưỡng đặc trưng khác nhau. Các hạt SCD có đường kính 2-10 µm, tương tự như kích thước của các loài tảo do đó có thể sử dụng SCD làm thức ăn ở các trại sản xuất giống động vật thân mềm. SCD có hàm lượng đạm thô là 35%, do đó có giá trị dinh dưỡng cao.
Các nghiên cứu về thu hoạch và sử dụng SCD đã được thử nghiệm trên Artemia (Uchida, 1997), nghêu Ruditapes decussatus (Camacho et al., 2004) và hàu Crassostrea belcheri (Tanyaros và Chuseingjaw, 2016) cho thấy ảnh hưởng khá tích cực đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của các đối tượng nêu trên.
Vì Artemia có đặc điểm ăn lọc, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sản phẩm SCD từ rong bún và rong câu làm thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của Artemia.
Quy trình chiết xuất SCD từ rong câu và rong bún
Hình 1: rong câu Hình 2: rong bún
Bố trí thí nghiệm
Có 2 thí nghiệm trong nghiên cứu này. Đầu tiên thí nghiệm đã được thực hiện để đánh giá năng suất và thành phần của SCD từ nguồn rong biển khác nhau. Trong thí nghiệm thứ hai, Sản phẩm SCD tốt nhất được sử dụng làm thức ăn cho Artemia franciscana để đánh giá hiệu suất tăng trưởng, tỷ lệ sống và sinh sản.
Thí nghiệm 1: Khả năng thu sản phẩm và chất lượng SCD sau khi ủ với nấm men bánh mì (bao gồm 8 nghiệm thức)
- Nghiệm thức 1: SCD từ rong câu, không cần lên men
- Nghiệm thức 2: SCD từ rong câu + 106 tế bào nấm men / mL
- Nghiệm thức 3: SCD từ rong câu + 105 tế bào nấm men / mL
- Nghiệm thức 4: SCD từ rong câu + 104 tế bào nấm men / mL
- Nghiệm thức 5: SCD từ rong bún, không cần lên men
- Nghiệm thức 6: SCD từ rong bún + 106 tế bào nấm men / mL
- Nghiệm thức 7: SCD từ rong bún + 105 tế bào nấm men / mL
- Nghiệm thức 8: SCD từ rong bún + 104 tế bào nấm men / mL
Kết quả: SCD từ rong câu được ủ nấm men với mật độ 105 tế bào / mL có mật độ hạt cao nhất và quá trình thu hoạch sản phẩm SCD này đạt hiệu quả cao hơn so với rong bún.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của SCD đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của Artemia được cho ăn 7 loại thức ăn khác nhau (tương ứng với 5 nghiệm thức).
- Nghiệm thức 1: Thức ăn tôm sú số 0 (Đối chứng)
- Nghiệm thức 2: Sản phẩm SCD 100%
- Nghiệm thức 3: 75% SCD + 25% thức ăn tôm sú số 0
- Nghiệm thức 4: 50% SCD + 50% thức ăn tôm sú số 0
- Nghiệm thức 5: 25% SCD + 75% thức ăn tôm sú số 0
Chuẩn bị SCD: Rong câu được lên men với 105 tế bào nấm men / mL và glucose 70mg / L. SCD là thu hoạch vào ngày thứ 7 sau khi ly tâm và sấy khô (tại 60oC trong 24 giờ), sau đó sản phẩm SCD được bảo quản ở 4oC để nuôi Artemia.
Ấp trứng và thu ấu trùng Artemia để bố trí thí nghiệm
Trứng bào xác Artemia được ấp với nước biển có độ mặn 30‰, sục khí và chiếu sáng liên tục trong quá trình ấp. Sau khi trứng nở (khoảng 20-24 giờ), sử dụng ống siphon để thu ấu trùng mới nở và đếm số lượng để bố trí vào các bình thủy tinh để nuôi.
Chăm sóc và quản lý Artemia được nuôi trong các bình thủy tinh chứa 2 lít nước mặn 30‰ với mật độ 100 con/L, đèn chiếu sáng với cường độ ~4000 lux và sục khí được duy trì liên tục trong suốt quá trình nuôi. Artemia sẽ được cho ăn mỗi ngày hai lần lúc 8 giờ và 16 giờ bắt đầu giai đoạn (Instar II) bằng tảo Chaetoceros sp. với mật độ là 50.000 tb/mL trong ngày đầu và tăng lên 100.000 tb/mL vào ngày thứ 2. Bắt đầu từ ngày thứ 3, Artemia được cho ăn theo năm loại thức ăn nêu trên.
Kết quả: Khẩu phần cho ăn với với 50% SCD từ rong câu và 50% thức ăn công nghiệp đạt kết quả tốt nhất về tỷ lệ sống và khả năng sinh sản của Artemia. Nghiên cứu trên cung cấp thông tin cơ sở để ứng dụng SCD từ rong câu thay thế một phần thức ăn góp phần giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng trong quá trình ương nuôi các giai đoạn Artemia.
Theo Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ.