TIN THỦY SẢN

Thúc đẩy cá mú tăng trưởng bằng chiết xuất cây kỷ tử

Kỷ tử còn gọi là củ khỉ, củ khởi hay cẩu kỷ NHƯ HUỲNH Lược dịch

Cá mú lai là đối tượng giống mới có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao đã và đang được nhiều nước trên thế giới sản xuất giống thành công như Trung Quốc, Indonesia. Tại Việt Nam Cá mú lai cũng đã được một số Viện nghiên cứu, Trường Đại học thủy sản bước đầu nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống thành công.

Cá mú lai là con lai giữa cá mú nghệ đực, có tên khoa học là Epinephelus lanceolatus  và cá mú hoa nâu, có tên khoa học là Epinephelus fuscoguttatus. Cá mú lai có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh khoảng 20-30%, có khả năng kháng bệnh cao và dễ nuôi hơn so với  cá mú đen chấm nâu (Epinephelus coioides). Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá mú lai trong bể, trong ao và trong lồng bè đạt được những thành công bước đầu, thị trường tiêu thụ dễ dàng như cá mú đen chấm nâu.

Từ những ưu điểm như trên, nuôi cá mú sẽ có nhiều triển vọng phát triển mạnh tại Ninh Thuận nói riêng và Việt Nam nói chung trong tương lai.

Nghiên cứu mới đây của Tan et al., 2019 đã dùng cây kỷ tử bổ sung vào thức ăn cá mú để kích thích tăng trưởng và tăng cường miễn dịch cá mú.

Kỷ tử còn gọi là củ khỉ, củ khởi hay cẩu kỷ có tên khoa học là Lycium barbarum. Trước đây kỷ tử chỉ là một vị thuốc nhập, gần đây ta đã bắt đầu trồng để lấy quả làm thuốc, cây được trồng nhiều ở vùng núi miền Bắc và có thể coi là một đặc sản ở Sa Pa, Lào Cai. Theo Đông y, kỷ tử có vị ngọt, tính bình có tác dụng tăng cường miễn dịch không đặc hiệu.

Trên động vật thực nghiệm có tác dụng tăng cường khả năng thực bào của hệ lưới nội mô, tăng hoạt lực của huyết thanh, tăng số lượng kháng thể, chứng tỏ kỷ tử có tác dụng tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, thành phần có tác dụng là Polysaccharide của kỷ tử.

Nghiên cứu công dụng của cây kỷ tử trên cá mú

Cá mú lai (cá mú nghệ - Epinephelus lanceolatus ♂ × Cá mú hoa nâu - Epinephelus fuscoguttatus ♀) đã cho ăn 5 khẩu phần có chứa chất chiết xuất từ cây kỷ tử (Lycium barbarum) với các mức độ khác nhau: 0 ; 0,5; 1; 2 và 10 g/kg thức ăn trong 8 tuần.

Kết quả

Kết quả cho thấy rằng chế độ ăn có bổ sung chiết xuất cây kỷ tử đã làm cải thiện đáng kể tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ chuyển hóa quả thức ăn (FCR), tỷ lệ chuyển hóa protein (PCR) nhưng làm giảm hàm lượng lipid trong gan và giảm tỷ lệ mỡ bụng . 

Chế độ ăn có bổ sung chiết xuất kỷ tử trong thức ăn giúp cải thiện chất lượng thịt, axit amin và axit béo trong cơ cá, nhưng làm giảm đáng kể lượng cholesterol, lipoprotein và triglyceride trong hệ tuần hoàn của cá.

Hơn nữa, bổ sung chiết xuất kỷ tử  chế độ ăn làm giảm mức độ biểu hiện của gen tổng hợp axit béo và các gen liên quan đến sự hấp thu ngoại trừ cá được cho ăn chế độ ăn có chứa 4 g kg -1 thức ăn. 

Tóm lại, bổ sung chiết xuất kỷ tử ở mức 4g kg -1 vào chế độ ăn uống cải thiện sự tăng trưởng, lắng đọng protein, chất lượng thịt và chuyển hóa lipid ở cá được cho ăn chế độ ăn nhiều lipid.

Kết luận

Cá mú ăn các khẩu phần thức ăn có bổ sung chiết xuất kỷ tử với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, đồng thời cải thiện chất lượng thịt, kích thích tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, cần phải sử dụng liều lượng bổ sung hợp lý để đảm bảo sinh trưởng và phát triển tối đa. Qua đó cho thấy kỷ tử là loại thảo mộc có tiềm năng rất lớn trong nuôi trồng thủy sản.

Theo The Science Direct

NHƯ HUỲNH Lược dịch