Cá dĩa
Phân loại
Đặc điểm
Thuộc loài: Cá dĩa tại Việt Nam rất hiếm có dạng thuần chủng. Hai loài cá dĩa nguyên thủy bao gồm: dĩa đỏ Symphysodon discus và dĩa xanh Symphysodon aequifasciatus. Một số tác giả đã chia ra tiếp cá dĩa xanh ra thành 3 loài phụ (S. a. axelrodi; S. a. haraldi; S. a. aequifasciatus) cá dĩa đỏ thành 2 loài phụ (S. d. tarzoo; S. d. willischwartzi), hoặc tách thành 2 loài mới S. haraldi và S. tarzoo, tuy nhiên hiện các loài phụ và loài mới này vẫn chưa được chính thức công nhận (Froese và Pauly, 2008).
Cá dĩa có thân rất cao dạng đĩa, dẹp bên. Vây lưng và vây hậu môn rất dài kéo đối xứng từ sau nắp mang đến tận cuống đuôi, hợp với vây đuôi làm thành hình trọn dạng đĩa đặc trưng. Cá rất đa dạng kiểu hình, chủ yếu là do sự khác biệt về màu sắc và sự phân bố hoa văn trên thân. Một số kiểu hình cá dĩa cơ bản hiện có trên thị trường như:
1. Cá dĩa bông xanh
2. Cá dĩa bông cút
3. Cá dĩa bồ câu
4. Cá dĩa da rắn
5. Cá dĩa da beo
6. Cá dĩa hat lựu
7. Cá dĩa đỏ
8. Cá dĩa lam
9. Cá dĩa trắng
10. Amino mắt đỏ.
11. Đĩa vàng
12. Dĩa hoa hồng
13. Dĩa trắng vàng..
Phân bố
Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 60, và thường xuyên nhập các kiểu hình mới lai tạo sau đó. Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 80. Tại Aquarama 1995, cá dĩa sản xuất ở Việt Nam đã đạt 7/13 giải thưởng lớn về cá dĩa, trong đó có 3 giải nhất và 1 giải tổng quát (Vĩnh Khang, 1996).
Cá dĩa phân bố ở khu vực Nam Mỹ: sông Amazon
Tập tính
Tầng nước ở: Giữa và đáy
Chăm sóc: Cá đòi hỏi kinh nghiệm chăm sóc, cần môi trường nước mềm và hơi axít (pH tối ưu 6,5 – 6,7), chất lượng nước tốt và ổn định. Thường xuyên sử dụng máy lọc và định kỳ thay 25% lượng nước mỗi tuần.
Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thích mồi sống di động. Thức ăn cá bao gồm trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, tim gan hay thịt bò băm nhuyễn ...
Sinh sản
Sinh sản: Cá bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên tổ hay giá thể (thành bể, gạch ngói), cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con. Trứng nở sau 2 – 3 ngày, cá con tiêu hết noãn hoàng sau 3 – 4 ngày và tiếp tục bám trên mình cá bố mẹ để ăn chất nhầy trong khoảng 14 – 18 ngày. Cá bố mẹ nuôi con bằng chất nhầy sẽ mất nhiều sức và thời gian tái phát dục kéo dài hơn
Hiện trạng
Cá nuôi làm cảnh.
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Cẩm Lương, 2009. Cá cảnh nước ngọt. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
2. http://en.wikipedia.org/wiki/File:Blue_Discus.jpg