Cá hú
Phân loại
Đặc điểm
Cá Hú là loài cá da trơn, thường sống chủ yếu ở những khu vực nước ngọt hoặc nước lợ. Trong tự nhiên, chúng được tìm thấy ở lưu vực các con sống, các nhánh sông hoặc các vùng trũng ngập nước ven sông.
Trong đó, phổ biến là ở các quốc gia có sông Mê Kông chảy qua như Thái Lan, Việt Nam. Đặc biệt tại Việt Nam, cá hú được nuôi nhiều ở khu vực đầm phá của đồng bằng sông Cửu Long.
Cấu trúc cơ thể
Cá hú là loài cá da trơn (không vảy), thân trần, cơ thể cá thon dài, hẹp dần về phía bụng. Mặt lưng cá có màu xám đen, trong khi ở bụng được phủ bởi một lớp trắng sữa. Mặt lưng của thân và đầu màu xám đen, bụng trắng xám (giống màu trắng sữa), nhìn xa thì thấy cá hú có màu xanh sẫm.
Phần bụng thon, giữa lườn khá tròn, thon dần về phía đuôi. Cuống đuôi ngắn. Phần đầu khá to, có hình nón, dẹp bên, trán rộng, khá lồi lên trên. Mắt nhỏ, hình bầu dục nằm gần kề trên góc miệng.
Phần miệng rộng, hình vòng cung, hàm trên hơi nhô ra. Răng hàm nhỏ, mịn. Răng vòm miệng có ba đám: một đám răng lá mía nằm ở giữa hình chữ nhật với bốn gốc bầu (chiều rộng phải – trái tương đương hai lần chiều dài trước sau), hai đám răng khẩu cái nằm ở hai bên đám răng lá mía.
Râu cá méo, kéo dài cận kề gốc vây ngực. Vây cá hú có màu trắng trong, vây lưng đen nhạt. Các tia vây lưng, hậu môn và bụng mỏng. Phần viền vây lưng và vây ngực được bao phủ bởi 1 lớp gai.
Giống cá hú thường được nuôi ở bè, sinh trưởng và phát triển nhanh. Có thể đạt cân nặng từ 0,8 – 1,2 kg/con sau 1 năm nuôi. Trung bình, cá hú trưởng thành để khai thác thường có kích thước từ 15 – 25cm, cân nặng có thể lên tới 1,5 – 2kg/con.
Phân bố
Cá Hú là loài cá da trơn, thường sống chủ yếu ở những khu vực nước ngọt hoặc nước lợ. Trong tự nhiên, chúng được tìm thấy ở lưu vực các con sống, các nhánh sông hoặc các vùng trũng ngập nước ven sông.
Trong đó, phổ biến là ở các quốc gia có sông Mê Kông chảy qua như Thái Lan, Việt Nam. Đặc biệt tại Việt Nam, cá hú được nuôi nhiều ở khu vực đầm phá của đồng bằng sông Cửu Long.
Tập tính
Cá hú là loài cá ăn tạp. Chúng thường ăn các loài động vật giáp xác, côn trùng, giun đất, động vật nhuyễn thể và các loài cá sống ở đáy.
Ngoài ra, với cấu tạo hệ tiêu hóa đặc biệt, chúng có thể tiêu hóa các loài thân mềm, ốc, các loài động vật có vỏ cứng,..
Bên cạnh đó, trong điều kiện không có thức ăn, cá hú còn ăn mùn bã hữu cơ, xác chết phân hủy động vật, các loài rau, cỏ mềm.
Sinh trưởng
Cá hú còn nhỏ tăng nhanh về chiều dài. Trong tự nhiên, cá con vớt trên sông vào tháng 4 - 6 đã có chiều dài 13,4 - 18,6 cm. Cá ương trong ao sau hai tháng đạt chiều dài 8 – 10 cm. Từ khoảng 1,5 kg trở đi, mức tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ thể. Khi đạt đến một kích thước nhất định thì chiều dài thân hầu như ngừng tăng.
Nuôi trong bè một năm cá đạt 0,8 - 1,2 kg/con. Ðộ béo của cá cao nhất ở những tháng cuối năm và thường giảm đi khi vào mùa sinh sản. Trong tự nhiên đã gặp cỡ cá có chiều dài thân 0,5 m.
Sinh sản
Tuổi thành thục của cá là 2 tuổi, trọng lượng cá thành thục lần đầu từ 1 kg trở lên và kích cỡ lớn nhất là 120 cm. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận thuộc Campuchia và Thái Lan. Cá hú không có cơ quan sinh dục thứ cấp (sinh dục phụ), nên khó phân biệt được cá đực, cái khi nhìn hình dạng bên ngoài.
Giai đoạn thành thục, phân biệt được đực cái khi kiểm tra trứng và tinh dịch. Hệ số thành thục của cá cái nuôi vỗ trong ao và bè từ 5 - 12 %. Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên vào khoảng tháng 4 - 5 dương lịch, cá thường di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông thuộc địa phận giáp giới giữa Thái Lan và Lào. Cá đẻ trứng dính vào giá thể thường là rễ của các loài cây sống ven sông, sau khi nở cá bột theo dòng nước trôi về hạ nguồn.
Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể nuôi thành thục và cho đẻ từ tháng 4 - 5 dương lịch. Sức sinh sản tuyệt đối (số trứng có trong buồng trứng) của cá hú trong sinh sản nhân tạo đạt 26.400 - 117.200 trứng, sức sinh sản tương đối trung bình 46.418 trứng/kg cá cái. Trứng cá hú tương đối nhỏ, đường kính lớn nhất lúc sắp sinh sản là 1 - 1,2 mm.
Cá hú sinh sản vào mùa mưa. Đây là một trong những loài cá có tập tính di cư ngược dòng lên vùng trung lưu của sông Mê Kông ở khoảng biên giới Thái Lan và Lào để sinh sản khi mực nước và độ đục tăng lên. Cá con xuất hiện nhiều trên sông Tiền và sông Hậu thuộc địa phận tỉnh An Giang và Đồng Tháp vào cuối tháng 6 - đầu tháng 7 hàng năm.
Hiện trạng
Vùng Đồng bằng sông Cửu long mỗi năm cung cấp một lượng cá hú hàng ngàn tấn từ các bè cá nuôi. Nghề nuôi cá hú trong bè vẫn chủ yếu tập trung ở vùng Châu Đốc, Tân châu (An giang), Hồng ngự, Cao Lãnh (Đồng Tháp), Mỹ Tho (Tiền Giang). Hiện nay đã có nhiều địa phương khác cũng nuôi cá hú trong bè và cung cấp tại chỗ nguồn cá thịt đáng kể.
Nguồn giống cá hú trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào vớt trong tự nhiên bằng câu hoặc các hình thức thu bắt cá giống khác để ương thành giống lớn và cung cấp cho các bè nuôi thịt. Từ năm 1999, Việt Nam đã chủ động sản xuất giống nhân tạo cá hú và từng bước cung cấp đủ cho nhu cầu nuôi ở các địa phương. Cá hú hiện đang có sản lượng nuôi bè đứng thứ ba sau cá tra và ba sa.
Giá trị kinh tế
Cá có thịt ngon, cá hú từ lâu vẫn giữ một vị trí khiêm tốn sau hai loài cá tra và cá ba sa, nhưng vẫn mang một hương vị rất hấp dẫn trong món ăn hàng ngày của người dân. Đây là một trong những đối tượng nuôi bè quan trọng của người nông dân. Về chất lượng thịt, cá hú có nhiều đặc điểm giống với cá ba sa do thịt và mỡ có màu trắng nên có giá trị thương phẩm tương đối cao.
Những năm gần đây nuôi các loài cá trong họ cá tra như cá tra, ba sa phát triển mạnh nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và nguyên liệu cho xuất khẩu. Đặc biệt từ khi Việt Nam hoàn toàn chủ động về sản xuất giống nhân tạo thì nghề nuôi càng ổn định và phát triển vượt bậc.