Cá chình
Phân loại
Đặc điểm
Nói chung, hầu hết các loài có đặc điểm tương đối giống nhau. Cá Chình Nhật có kích cỡ cực đại dài khoảng 60 cm, nặng 250 gam, đối với cá đực dài trên 75 cm, nặng 1 kg đối với con cái. Kích cỡ thương phẩm trung bình từ 120-200 gam. Ấu trùng cá Chình trong suốt ở giai đoạn đầu, sau đó màu sắc sậm dần và có màu đen sau 2-4 tuần, cá trưởng thành có màu hơi đen và bụng hơi trắng bạc. Tuy nhiên màu sắc cũng có thể thay đổi với màu nâu tối, xanh lam sậm hay xanh dương sậm tuỳ vào điều kiện môi trường.
Cá có thân hình thon dài, không có vây (pelvic). Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn nối liền nhau. Vây không vó gai cứng, vẩy nhỏ và nằm dưới da.
Hiện tại có nhiều loài cá có thể được nuôi tuỳ vào sư phân bố của chúng ở các vùng khác nhau. Các loài được biết đến nhiều như:
- Anguilla diefenbacker (ở New Zealand)
- Anguilla australis (ở New Zealand)
- Anguilla bicolor (ở Indonesia, Phillippine)
- Anguilla pacificus (ở Indonesia, Phillippine)
- Anguilla rostrata (ở Mỹ)
- Anguilla japonica (ở Nhật)
- Anguilla anguilla (ở Châu Âu)
Ở nước ta có loài cá Chình Anguilla australis.
Phân bố
Cá Chình sinh trưởng tốt nhất ở vùng nước ấm, và có tập tính gần như bán ngủ khi nhiệt độ thấp. Vì thế mùa đông sinh trưởng cá sẽ bị chậm lại. Chính vì thế mùa đông ở Nhật Bản những người nuôi phải sử dụng những phương tiện làm ổn định nhiệt độ nước của ao nuôi. Một đặc điểm đáng chú ý ở cá Chình là chúng bị phân cỡ rất nhanh do lớn không đều và vì thế sẽ có hiện tượng ăn lẫn nhau, đặc biệt trong điều kiện nuôi với mật độ dày và cho ăn không đầy đủ.
Tập tính
Cá Chình ăn chủ yếu các loại chất vẩn. Nhiệt độ càng tăng tính ăn càng mạnh và chúng có thể ăn cả cá, động vật nhỏ. Cá trưởng thành ăn các loại động vật như: Giun , tôm, cua, cá, nhuyễn thể...
Sinh sản
Cá Chình là loại cá di cư xuôi dòng. Cá lớn chủ yếu sống ở vùng nước ngọt và đạt giai đoạn thành thục sau 3-4 năm tuổi đối với cá đực, 4-6 tuổi đối với cá cái. Sau đó chúng rời sông hồ nước ngọt, để ra biển sâu sinh sản và ấu trùng đến nay vẫn chưa được biết nhiều. Đối với cá Chình Nhật Bản (Anguilla japonica) mùa sinh sản được đoán vào đầu mùa xuân đến mùa hè. Bãi đẻ của chúng được cho là ở tầng giữa với độ sâu khoảng 400-500m ở Thái Bình Dương giữa 20-28o vĩ Bắc và 121-128o kinh Đông. Nơi đây nhiệt độ từ 16-17 oC và độ mặn trên 35 %o và tối.
Trứng cá (pelagic) và kích cỡ khoảng 1mm. Con cái mỗi lần đẻ có thể từ 7-12 triệu trứng. Sau 2-3 ngày trứng nở và ấu trùng di chuyển dần dần lên tầng mặt của biển. Nhờ dòng triều, ấu trùng từ đó sẽ được phân tán ra khắp nơi. Giai đoạn này, ấu trùng có hình lá liễu, hoàn toàn trong suốt mà được gọi là ấu trùng Leptocephalus. Sau đó nhờ dòng triều chúng dần dần di cư ngược dòng vào trong ven bờ cùng với sự biến đổi hình dạng gần giống như cá Chình con và ngoài mắt ra, chúng vẫn còn hầu như trong suốt. Cá Chình con (Elver) bắt đầu có tính sống đáy ở các vùng bờ biển nông, sau đó tập trung ở các cửa sông, trước khi di cư ngược dòng cá Chình còn trở nên sậm màu hơn. Cá con có tập tính sống chui rút trong đáy sông hồ hay ẩn nấp trong các hốc đá vào ban ngày và hoạt động vào ban đêm.
Hiện trạng
Cá Chình (Ell) từ lâu đời là đối tượng rất quen thuộc trong tiêu dùng ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều món ăn hấp dẫn trong các nhà hàng sang trọng cũng điều có sự hiện diện của cá Chình. Nghề nuôi cá Chình trên cơ sở đó phát triển nhiều nơi với nhiều hình thức, từ nuôi quảng canh đến thâm canh, trong ao hồ hay trong bể.
Ở Nhật, nghề nuôi cá Chình đã bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 ở Tokyo. Trong suốt những năm của thế kỷ 20, nghề này đã mở rộng đáng kể ở 3 vùng trung tâm của Nhật: Shizuola, Aichi, Mie. Năm 1942 tổng diện tích ao nuôi cá Chình khoảng 2.000 ha. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai, nghề nuôi cá đã bị hạn chế và sau đó được phục hồi nhanh chóng với khoảng 2.500 ha vào năm 1972. Hiện nay nghề nuôi cá Chình không chỉ phát triển mạnh ở 3 vùng trên mà còn được mở rộng đến các vùng ở phía Nam, với các hình thức thâm canh cao độ, thức ăn được công nghiệp hóa, so với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 2.000 tấn/ năm, sản lượng cá nuôi đạt được rất cao với 14.000 tấn vào 1972 và 27.000 tấn vào năm 1977 .Tuy nhiên, nghề nuôi cá Chình ở Nhật vẫn dựa chủ yếu vào nguồn giống thu mua từ các nước lân cận như: Nam Triều Tiên, Đài Loan, những nước Châu Âu như: Anh, Pháp, Ý...hay từ Trung Quốc, Philipin, New Zealand... lượng con giống hàng năm khoảng 80-90 tấn.
Ở Đài Loan, những thí nghiệm về nuôi cá Chình được bắt đầu vào 1952 và diện tích nuôi đã được tăng dần : 1960 có khoảng 60 ha, 1967 có 80 ha ao nuôi cá Chình. Do nhu cầu nuôi cá Chình ngày càng cao cho việc xuất khẩu sang Nhật, nghề nuôi cá phát triển rất mạnh mẽ từ sau 1968, với khoảng 660 ha vào 1971; và 1058 ha vào năm 1972.
Nghề nuôi cá Chình ở các nước như Hungari, IreIand, Anh, Đức... cũng được bắt đầu vào những năm 60 với nhiều hình thức nuôi khác nhau và ngày càng phát triển. Ở nước ta, hiện nay cá Chình được xem là cá kinh tế quan trọng và triển vọng cho nuôi trồng, song nghề nuôi vẫn chưa bắt đầu.