Cá Chìa vôi

: Spadle fish
: Proteracanthus sarissophorus (Cantor, 1849)
: Cá chìa vôi biển
Phân loại
Proteracanthus sarissophorus(Cantor, 1849)
Ảnh Cá Chìa vôi
Đặc điểm sinh học

Cá chìa vôi có thân hình giống cá điêu hồng, tuy nhiên thân cá dày và vảy có màu vàng óng, chúng có dạng hình cầu, thân dày, vảy vàng óng. Con nặng nhất được bắt đến 14 kg. Một ngư dân từng săn được một cá chìa vôi nặng 10 kg. Vây lưng là vũ khí tự vệ của cá phát triển thành đoạn xương cứng chắc, dài bằng gang tay và sắc nhọn và chìa lên trên giống như cây dùng quệt vôi ăn trầu nên được gọi là chìa vôi, cá chìa vôi có vũ khí tự vệ là vây lưng. Khi cá lớn, vây lưng sẽ phát triển thành xương dài và cứng, còn gọi là chìa. Cá chìa vôi lớn có chìa dài cả gang tay, cứng và sắc nhọn. Người ăn trầu trước đây dùng chìa này để quệt vôi nên nó có tên là cá chìa vôi.

Phân bố

Cá Chìa vôi phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, sống trong vùng nước lợ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Malaysia, Sumatra và Borneo (www.fishbase.com; www.iucnredlist.com.)

Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Thiện (1979); Mai Đình Yên và cs (1992) và khảo sát thực tế của Viện NTTS III cho thấy cá phân bố chủ yếu ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, thường bắt gặp ở vùng nước lợ trên sông Xoài Rạp - Nhà Bè, sông Đồng Tranh, Lòng Tàu.

Tập tính

Cá sống ở độ nước sâu, thích tĩnh lặng, ăn mồi tạp

Sinh sản


Ảnh: wikimedia

Sau khi giao phối, cá chìa vôi cái chuyển trứng đã thụ tinh sang cơ thể cá đực và nuôi dưỡng trong mạch máu đến khi chúng thành cá con.

Hiện trạng

Đến nay, chỉ có vùng sông Nhà Bè có cá chìa vôi, cá chọn vùng ranh giữa hai con sông làm nơi sinh sống. Đây là loài cá đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và là một loại cá hiếm ở Việt Nam. Đây cũng là đặc sản của Nhà Bè.

Tài liệu tham khảo

1. http://aquagenria3.com/gen

2. https://vi.wikipedia.org/wiki

3. http://www.marinespecies.org

Cập nhật ngày 08/08/2019
bởi NIMDA TH
Xem thêm