THỦY SẢN

Đồi mồi dứa

Đồi mồi dứa Chelonia mydas
: Green turtle
: Chelonia mydas
: Tráng bông

Phân loại

Chordata
Reptilia
Testudines
Cheloniidae
Chelonia
Chelonia mydasLinnaeus, 1755

Đặc điểm

Mai trơn láng và rộng; có vẩy; chi trước cong vừa phải; phía trên chi trước có 1 móng vuốt. Trước trán chỉ có 2 vẩy.
Màu sắc thường là dạng sọc toả tròn hoặc có đốm trên vẩy. Chiều dài tối đa 120cm, trọng lượng 150kg.

Phân bố

Đồi mồi dứa phân bố tại khắp các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, với hai quần thể khá khác biệt tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Ở Việt Nam, Đồi Mồi Dứa phân bố nhiều ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc.

Tập tính

Vùng biển có độ mặn cao, đáy là cát, rạn đá ngầm hoặc san hô. Rất ít thấy ở vùng cửa sông châu thổ có độ mặn thấp.

Thức ăn là các loài nhuyễn thể, giáp xác, cá, giun và cỏ biển.

Sinh sản

Giống như nhiều loài rùa biển khác, đồi mồi dứa di cư với khoảng cách khá xa giữa khu vực kiếm ăn và nơi sinh sản. Nhiều hòn đảo trên thế giới được gọi là đảo Rùa do có đồi mồi biển làm tổ và đẻ trứng trên bờ biển. Rùa cái tìm vị trí thích hợp, đào tổ và đẻ trứng vào ban đêm. Sau đó, rùa con nở ra từ trứng và xuống biển. Đồi mồi dứa có thể sống đến 80 năm trong môi trường tự nhiên.

Mùa đẻ thường từ tháng 3 – 10. Khi đẻ chúng bò lên bãi cát đào lỗ và đẻ trứng vào đó rồi lấp lại. Dưới ánh sáng mặt trời cát nóng lên và ấp cho trứng nở. Con non mới nở ra bới cát chui lên và bò xuống biển.

Hiện trạng

Chưa nuôi.

Tài liệu tham khảo
  1. http://vi.wikipedia.org
  2. http://www.oceanlight.com/spotlight.php?img=2851
  3. Nguyễn Văn Toàn, 2002. Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ Việt Nam. SUMA

19/04/2012