Cá đèn lồng

: Barnard's lanternfish
: Symbolophorus barnardi Tåning, 1932
: Bullseye Lantern Fish, Bullseye Lanternfish, Bullseye Lantern-fish, Large Lanternfish
Phân loại
Symbolophorus barnardiTåning, 1932
Ảnh Cá đèn lồng
Đặc điểm sinh học

Cá lồng đèn sở hữu đầu và đôi mắt to để thu thập càng nhiều ánh sáng càng tốt trong vùng nước tối. Chúng có thân hình rất mảnh, dẹt được bao phủ bởi vảy bạc và vây tương đối nhỏ với chiều dài dao động khoảng từ 2 đến 30cm, phần lớn có chiều dài dưới 15cm.

Cũng giống như nhiều sinh vật biển trú ngụ nơi đáy đại dương sâu thẳm, cơ thể của cá lồng đèn được bao phủ bởi các tế bào quang phát sáng. Điều đặc biệt là các tia sáng này có trình tự sắp xếp khác nhau tùy theo loài, giới tính và thậm chí một loài cá đèn còn không có khả năng phát sáng.

Phân bố

Cá đèn lồng được tìm thấy ở tất cả các đại dương trên thế giới ở độ sâu từ khoảng 360m đến 900m. Hầu hết các loài cá này thích ở gần bờ biển; còn lại một số khác thường có xu hướng tách ra theo độ sâu. Theo nhiều người, hành vi này có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài.

Tập tính

Ban ngày, chúng ở dưới lòng biển sâu thẳm nhưng lại đến gần bề mặt biển vào ban đêm. Theo nghiên cứu, thói quen này không chỉ giúp cá lồng đèn tìm kiếm thức ăn là các sinh vật phù du dễ dàng hơn cũng như có thể giúp cá đèn lồng tránh bị săn mồi lớn ở vùng biển nông vào ban ngày.

Sinh sản

Cá đèn lồng được biết đến là loài cá đẻ trứng không bảo vệ. Đến mùa sinh sản (hầu như quanh năm), cá cái đẻ trứng vào cột nước theo nhóm, sau đó được cá đực thụ tinh bên ngoài. 

Giống như những loài cá “mắn đẻ” khác, cá lồng đèn có thể sinh từ 100 đến 2.000 trứng. 

Điều đáng kinh ngạc là số lượng ấu trùng cá lồng đèn nhiều đến mức có thể chiếm gần 50% tổng số ấu trùng cá được tìm thấy ở đại dương.

Ngay khi trứng nở, ấu trùng non của cá lồng đèn đã có một số lượng nhỏ tế bào quang hợp để tạo ra ánh sáng. Nhờ có kỹ năng này, từ sớm chúng đã có thể tự kiếm ăn cho đến khi trưởng thành.

Hiện trạng

Là một trong số loài sinh vật biển sâu phổ biến nhất và chiếm tới khoảng 60-65% sinh khối biển sâu, cá lồng đèn đóng vai trò sinh thái rất quan trọng như con mồi cho các sinh vật lớn hơn: Cá ngừ, cá mập, cá voi, cá heo, cá hồi, chim cánh cụt, mực ống lớn.

Tuy nhiên, chính số lượng khủng đã khiến cá đèn lồng trở thành mục tiêu hấp dẫn cho hoạt động đánh bắt thương mại ở vùng biển giữa Nam Phi và Nam Cực.

Tài liệu tham khảo

CREATURE FEATURE Lanternfishes. The Ocean Twilight Zone.

Sea and Sky. The Sea. Wonders of the Sea. Deep Sea Creatures.

Cập nhật ngày 05/12/2024
bởi Tåning, 1932
Xem thêm