Sao biển
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Sao biển nằm trong nhóm động vật biển có tên tiếng anh là Echinoderms - tức là nhóm động vật da gai. Chúng là sinh vật có thân hình đối xứng xuyên tâm (tứ chi đối xứng xung quanh một điểm trung tâm), cơ thể phẳng, không có đầu và chân ống. Chúng sử dụng bàn chân ống nhỏ dưới cơ thể để di chuyển thay vì vây và đuôi như loài cá. Một số loài sao biển còn có thể dài tới hơn 4,5m cho phép chúng di chuyển với tốc độ 2 đến 3m mỗi phút, cực kỳ nhanh đối với một con loài sinh vật da gai.
Sao biển có hình dạng cơ bản là hình ngôi sao và phần lớn là có 5 cánh, có đường kính từ 12-24cm, có một số loài nhỏ hơn 2 cm. Sao biển có da gai với cơ thể bao gồm một đĩa trung tâm và các cánh tỏa tròn, Có một miệng ở mặt sau, hậu môn ở trung tâm của đĩa. Chúng sử dụng nước biển thay vì máu để lưu thông các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
"Cánh tay" của sao biển rất nhạy cảm với ánh sáng.
Sao biển có các đốm mắt trên mỗi cánh tay rất nhạy cảm với ánh sáng, miệng và dạ dày của chúng sẽ nằm ở mặt dưới của cơ thể. Các cánh tay của sao biển cho phép chúng nhận biết được điều gì đang xảy ra ở xung quanh mình.
Một số loài sao biển có khả năng tái tạo các cánh tay đã mất và có thể mọc lại toàn bộ chi mới trong một thời gian nhất định.
Sao biển có thể phát triển kích thước trong khoảng 12-24 cm và nặng đến 5kg. Tuổi trung bình của sao biển khoảng 10 năm và kỷ lục sống lâu nhất được ghi nhận trên thế giới là 34 năm tuổi.
Phân bố
Sao biển sinh sống khắp các biển và đại dương đến độ sâu 8.500m, ở vùng biển ôn đới, nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Thế giới: vùng đảo Maldive, đông Ấn Độ, bắc Australia, Trung Quốc và nam Nhật Bản, nam Thái Bình Dương.
Việt Nam: ven biển Phú Yên- Khánh Hòa, Ninh Thuận – Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa, Thổ Chu.
Tập tính
Sao biển thường sống ở các đáy mềm, bãi cỏ, rạn đá, rạn san hô, đáy cát mịn,…ở môi trường nước mặn. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng chúng có thể cố tình loại bỏ một số chân của mình đi khi phải chịu đựng mức nhiệt độ cao quá lâu.
Chiều dài cánh quyết định cách thức tiêu hóa thức ăn của sao biển.
Tập tính ăn của sao biển không chỉ liên quan đến bữa ăn mà còn liên quan đến chiều dài cánh. Các loài ăn thịt có các cánh ngắn nuốt toàn bộ con mồi. Các loài cánh dài tiêu hóa thức ăn một phần trong dạ dày, một phần bên ngoài cơ thể. Thức ăn của sao biển bao gồm các chất mùn, tảo, cỏ biển, bọt biển, san hô, giun, thủy tức, nhuyễn thể và hầu hết các sinh vật chết. Nhưng phần lớn, thức ăn khoái khẩu của sao biển là động vật ăn thịt và ăn các loài động vật thân mềm như trai và hàu ở dưới đáy biển.
Để ăn được thức ăn, trước tiên chúng sẽ tập trung phần cánh tay và bàn chân có ống cho đến khi con mồi tiến gần tới, chúng sẽ mở rộng dạ dày ra khỏi miệng và tóm lấy con mồi. Sau đó, chúng sẽ nuốt con mồi bằng dạ dày và tiêu hóa từng phần một. Trong tự nhiên, một con sao biển có thể ăn hơn 50 con nghêu nhỏ trong vòng một tuần.
Sao biển sống hội sinh với tôm, giun, cua,… khi bị thương, sao biển có thể tái sinh được phần bị thương hoặc bị mất mát.
Sinh sản
Hầu hết sao biển đều có giới tính riêng biệt, ở mỗi cánh sao của con cái có 2 buồng trứng. Trứng và tinh trùng của cá thể đực và cái được phát tán ở trong nước, hợp tử của chúng sẽ trôi nổi bởi dòng chảy.
Ở một số vùng biển ôn đới, sao biển có thể ấp trứng trong các túi ấp hình gai nhọn giữa các giác bám của cánh sao hoặc thậm chí trong tâm vị của dạ dày. Hợp tử tồn tại ở các lỗ giữa vòng tròn sau đó phát triển thành ấu trùng.
Gía trị kinh tế
Sao biển là một loài hải sản quý để chế biến món ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ngoài ra sao biển có chứa chất kích thích miễn dịch của cơ thể, đóng vai trò cốt lõi trong bệnh học ung thư và các bệnh viêm nhiễm, vì vậy nó là nguồn dược liệu quý hiếm.
Hiện trạng
Chưa ghi nhận được nuôi. Chủ yếu khai thác từ tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Toàn, 2002. Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ Việt Nam. SUMA