Kỹ thuật nuôi Cá tra

Quản lý môi trường nuôi cá tra trong lồng bè

Sưu tầm

1. Vệ sinh lồng/bè:
- Trong quá trình nuôi, mỗi tuần phải tiến hành 2 lần vệ sinh cọ rửa sạch các tạp chất bám trong và ngoài lồng/bè.
- Hàng ngày cho cá ăn thức ăn sạch. Trước khi cho ăn vớt bỏ thức ăn thừa trong lồng/bè.
2. Bảo đảm môi trường nuôi và phòng bệnh cho cá nuôi lồng/bè:
Sử dụng một số hoá chất sau đây treo trong lồng/bè để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh ngoại ký sinh cho cá nuôi.
a. Vôi nung (CaO) để khử  trùng và khử chua cho môi trường nước: 
- Dùng vôi nung đựng trong bao tải treo ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè. 
- Túi treo cách mặt nước khoảng 1/3 - 1/2 độ sâu của nước trong lồng/bè. 
- Liều lượng sử dụng là 2-4 kg vôi cho 10 m3 nước. 
- Khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác
b. TCCA  (Tricloisoxianuric axit)
- Thuốc đựng trong túi vải treo trong lồng, bè (vị trí và độ sâu treo như túi vôi). 
- Liều lượng sử dụng là 50 g/10 m3 nước, mỗi tuần treo 2 lần.

Tài liệu tham khảo

Kỹ thuật nuôi Cá tra

Đặc điểm sinh học Cá tra - Pangasianodon hypophthalmus
  1. Xác định tác nhân gây bệnh trương bóng hơi trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh
  2. Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản
  3. Hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ trên cá tra
  4. Sinh sản nhân tạo thành công giống cá bông lau
  5. Vai trò và chức năng một số hệ cơ quan trên cá tra
  6. Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành
  7. Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao
  8. Kỹ thuật sản xuất giống cá tra
  9. Quản lý sức khỏe cá tra nuôi lồng bè
  10. Nuôi cá tra ở miền bắc