Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản
Rét đậm rét hại dài ngày làm cho nhiều loại cá, tôm bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng. Vấn đề đặt ra cho người nuôi trồng thủy sản là phải làm cách nào để hạn chế tối đa thiệt hại do rét đậm rét hại gây ra.
Khu vực nuôi trồng thủy sản thuộc xã Hưng Lộc (TP Vinh)
Các đối tượng nuôi cần phòng chống rét:
- Các loài động vật thủy sản có nguồn gốc nhiệt đới, khả năng chịu rét kém như tôm thẻ chân trắng, cá song, cá vược, cá chim biển vây vàng…, cá rô phi, cá chim trắng nước ngọt, cá tra, ba sa, tôm càng xanh, cá bống tượng …;
- Các đối tượng nuôi thủy sản ở giai đoạn giống cần lưu qua đông
- Đàn tôm, cá bố mẹ nuôi vỗ sớm để cho sinh sản sớm vào đầu vụ như cá rô phi, cá chim trắng…
Để chống rét, cá thường rúc đầu xuống bùn, nấm thuỷ my phát triển ăn kín vào mang làm cá bị ngạt thở chết và rất nhiều loại bệnh khác phát sinh… Để chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài trong vụ đông xuân, hạn chế thiệt hại do thời tiết lạnh giá gây ra, chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp phòng chống rét cho các loài thủy sản:
1. Điều kiện nuôi:
- Nuôi trong bể: Đối với những cơ sở có hệ thống bể trong nhà thì nên nuôi thủy sản qua đông trong hệ thống bể. Bể nuôi đảm bảo có nguồn nước tốt, có sục khí, có hệ thống nâng nhiệt, đảm bảo nhiệt độ nước trong bể > 20 độ. Đối với ương giống qua đông, nên nuôi trên bể để hạn chế thiệt hại.
- Nuôi trong ao: Ao nuôi thủy sản qua mùa đông cần chọn ao kín gió, có diện tích từ 300-500m2, ao có hình chữ nhật, hướng Bắc - Nam. Có nguồn nước sạch, cấp và thoát nước dễ dàng, dễ gây màu, chất đáy tốt. Bờ ao phải chắc chắn, không để bờ ao rò rỉ mất nước làm ao cạn, phải luôn giữ mực nước trong ao trên 1,5m, tốt nhất là từ 2 - 2,5m. Các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá ao nuôi phù hợp với sự phát triển của các đối tượng nuôi: pH >7, Oxy hoà tan >5mg/l.
- Nuôi trong các môi trường khác: Ngoài ra, một số cơ sở có các biện pháp khác như nuôi trong giếng, nuôi trong hầm…
Ông Trần Văn Minh - Chủ nhiệm HTX Giống thủy sản Đô Lương chăm sóc đàn cá giống.
2. Chăm sóc, quản lý tôm cá trong mùa rét:
a. Chế độ cho ăn:
- Thức ăn: Tuỳ vào giai đoạn sinh trưởng của đối tượng nuôi mà dùng thức ăn phù hợp. Độ đạm tối thiểu >30%. Bổ sung vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho tôm cá với lượng dùng từ 3-5g/kg thức ăn. Tốt nhất là cho ăn TACN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm cá.
- Khẩu phần ăn: Khi nhiệt độ nước >20 độ: 3% trọng lượng cá (TLC)/2ngày;
Khi nhiệt độ từ 15-20 độ: 2%TLC/02ngày;
Khi nhiệt độ <15 độ: dừng cho ăn.
Vì thế cá lồng nhanh lớn, thịt dai, ngon. Sau 7 tháng nuôi cá leo nặng 3 - 4 kg, cá bọp, trắm, chạch, lệch... nặng trên 2 kg/con.
b. Quản lý:
- Quản lý môi trường:
* Quản lý về nhiệt độ nước: Đảm bảo nhiệt độ nước ao >20 độ;
+ Đảm bảo mực nước >1,5m;
+ Che kín ao bằng bạt nilon, lá dừa… để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp. Khi trời rét đậm dùng tre làm giàn trên mặt ao, hồ che phủ kín bằng bạt nilon để tăng khả năng giữ nhiệt độ. Mặt ao thả bèo tây, khoảng 2/3 diện tích ao hoặc trồng chuối theo hàng về phía bắc để chắn gió;
+ Với tôm, cá: Dùng sọt rơm, trà làm nơi trú ẩn. Tạo một góc ao sâu về phía Bắc, dùng các sọt đan bằng tre lấy rơm rạ dùng nước vôi phun vào sát trùng, phơi thật khô ấn đầy vào sọt, cắm cọc đơm sọt xuống đáy ao. Lúc trời rét cá, lươn… chui vào sọt tránh rét; Có thể đào hầm cạnh ao làm nơi trú ẩn cho tôm cá;
+ Với ếch: Làm hang cho ếch trú ẩn, hang làm bằng đất hoặc bằng các ống nhựa, ống tre, có một đầu rỗng, các ống này dài 0.5 - 0.6m, đường kính 0.15 -0.16m, bó thành từng bó 5 - 6 cái cho ếch chui vào trú, ống đặt ở góc hoặc thành bờ ao, trên ống dùng rơm rạ phủ để chắn gió cho ếch. Nếu nuôi trong bể xi măng dùng bạt hoặc túi nilon phủ kín mặt bể tránh rét cho ếch;
+ Gây màu nước cho ao: dùng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học gây màu nước nhằm hấp thụ tối đa nhiệt lượng mặt trời;
+ Dùng các biện pháp nâng nhiệt chủ động: hệ thống nâng nhiệt dùng than, điện hoặc năng lượng mặt trời;
Đồng chí Đậu Phương Nam, Phó Bí thư Đảng ủy phường Nghi Tân (Thị xã Cửa Lò) trao đổi với người dân ở mô hình nuôi cá lóc trong bể.
* Quản lý các yếu tố môi trường: theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường, đảm bảo các yếu tố môi trường phù hợp với sự tồn tại và phát triển của các đối tượng nuôi.
- Quản lý sức khoẻ các đối tượng nuôi:
+ Tăng sức đề kháng cho các đối tượng nuôi thông qua cho ăn bổ sung thêm Vitamin C, B complex;
+ Phòng bệnh cho cá định kỳ 01tháng/lần bằng các loại thuốc phòng theo hướng dẫn cụ thể trên bao bì;
+ Định kỳ dùng vôi hoà nước té cho ao, liều lượng dùng là 5-7kg/sào/tháng;
+ Thả thêm một số đối tượng sống đáy, có khả năng chịu rét như cá chép để khuấy động đáy ao, tránh hiện tượng các nằm đáy ao mà chết;
+ Khi nước ao bị ô nhiễm, sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi;
+ Trong suốt thời gian trú đông, tuyệt đối không được dùng lưới, các loại phương tiện đánh bắt cá, tránh cá bị xây xát dẫn đến bị nhiễm bệnh và chết.
Khi nhiệt độ xuống dưới 20 độ, cần có các biện pháp chống rét kịp thời cho đàn tôm cá:
Hiện nay trên lòng hồ Hủa Na có 13 điểm nuôi cá lồng, với gần 30 lồng cá, mỗi lồng cá nuôi từ 250 - 300 con cá các loại. Như vậy, tết này Đồng Văn cung cấp cho thị trường hàng chục tấn cá sạch cho thị trường.
3. Chống rét cho cá:
- Các trại sản xuất giống khẩn trương đưa đàn tôm cá lên hệ thống bể để chủ động nâng nhiệt độ nước lên ngưỡng thích hợp;
- Đối với đàn tôm cá dưới ao, cần chủ động nâng nhiệt độ nước lên trên 20 độ, đảm bảo cho sự tồn tại của chúng, bằng các biện pháp nâng nhiệt khẩn cấp, nhưng chú ý không gây sốc cho tôm cá.
Để đảm bảo cho đàn tôm cá tồn tại và phát triển qua mùa đông, tốt nhất nên dùng tổng hợp các biện pháp phòng chống rét, với phương châm “phòng hơn chống”. Cần chuẩn bị đủ vật tư, nguyên nhiên vật liệu chủ động cho phòng chống rét cho tôm cá. Đối với những đối tượng nuôi thương phẩm đạt kích cỡ, khi nhiệt độ xuống quá thấp cần thu hoạch ngay tránh gây thiệt hại cho nuôi trồng thuỷ sản.
Tài liệu tham khảo
Lệ Hằng (Trung tâm khuyến ngư tỉnh Nghệ An) - Báo Nghệ An,04/02/2016
- Xác định tác nhân gây bệnh trương bóng hơi trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh
- Hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ trên cá tra
- Sinh sản nhân tạo thành công giống cá bông lau
- Vai trò và chức năng một số hệ cơ quan trên cá tra
- Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành
- Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao
- Kỹ thuật sản xuất giống cá tra
- Quản lý sức khỏe cá tra nuôi lồng bè
- Quản lý môi trường nuôi cá tra trong lồng bè
- Nuôi cá tra ở miền bắc