Kỹ thuật nuôi Cá tra

Vai trò và chức năng một số hệ cơ quan trên cá tra

KS DAO TRUNG HIEU (TEPBAC.COM)

GAN

Là cơ quan chính để giải độc cho cơ thể

Tổng hợp và chuyển hóa các chất cần thiết cho cơ thể

Tham gia vào quá trình tiêu hóa (tiết dịch mật)

Cơ quan dự trữ đường (Glycogen) một số vitamin (B12, acid folic,…) và khoáng chất (Fe)

Chuyển hóa thuốc và thức ăn được hấp thu qua đường tiêu hóa.

GAN CÁ TRA KHỎE MẠNH (NGUỒN CONG TY UV VN)

THẬN

Thận là 1 trong những cơ quan nhạy cảm với tác nhân gây bệnh vì đây là cơ quan tạo máu và là cơ quan bài tiết chủ yếu của cá.

Chức năng  chính  của  thận  là  bài  tiết  các  sản  phẩm  của  quá  trình biến  dưỡng  như NH3, urê, các muối hóa trị II; ổn định môi trường pH; điều hòa áp suất thẩm thấu…

Ngoài  chức  năng  bài  tiết,  thận  còn  có  chức  năng  hấp  thu  hay  tái  hấp  thu đường, các  ion Na+, Cl+,  Ca2+, Mg2+,… để  chống  lại  sự chênh lệch nồng độ.

Thận còn có chức năng tạo máu và tham gia vào hệ thống miễn dịch (tạo hồng cầu và bạch cầu) bằng các mô kẽ.

Ngoài ra thận còn tham gia vào hệ thống nội tiết (tiết kích thích tố và điều hòa quá trình sinh lý của cơ thể bằng hoormon Adrenalin và Noradrenalin).

TỲ TẠNG

Tỳ tạng cá tra thường có màu đỏ tím, đỏ sẫm và có dạng hình elip dẹp. Tỳ tạng thường nằm cạnh  ruột cá

Chức  năng  của tỳ tạng  là đảm nhận vai  trò  tạo máu, nó  sinh  ra  các huyết cầu và phá hủy các tế bào già cỗi 

Ngoài việc phá hủy các tế bào già, tỳ tạng còn có vai  trò tạo máu trong việc hấp thu sắt, hemoglobin và các thành phần khác của máu để sản xuất hồng cầu mới, cũng như sản xuất ra các tế bào bạch cầu để tham gia vào quá trình phản ứng miễn dịch của cơ thể.

DẠ DÀY

Chức năng chính của dạ dày là chứa thức ăn và tiết ra các men tiêu hóa

RUỘT

Ruột là phần rất quan trọng trong sự tiêu hóa thức ăn vì  ở đây các quá trình tiêu hóa thức ăn được hoàn tất và những sản phẩm cuối cùng của tiêu hóa sẽ được hấp thụ. Ruột tiết ra men tiêu hóa thức ăn và tiếp nhận men tiêu hóa từ các tuyến tiêu hóa khác chuyển đến;

Ruột còn là cơ quan hô hấp phụ của cá tra khi môi trường thiếu oxi. Lúc này cá ngoi lên mặt nước và đớp lấy không khí, không khí lấy vào đoạn ruột sau sẽ trao đổi khí với máu, khí thừa sẽ theo hậu môn ra ngoài

BÓNG HƠI

Bóng hơi giữ vai trò như 1 cơ quan thủy tĩnh, giúp cá điều tiết tỉ trọng cơ thể, qua qua đó cá có thể lên xuống các tầng nước được dễ dàng.

Là cơ quan hô hấp phụ, có thể hoạt động như 1 lá phổi và là nơi dự trữ oxi giúp cá có thể tồn tại trong khoảng thời gian ngắn.

Có chức năng quan trọng trong sự nhạy cảm với áp lực nước, nhạy cảm với âm thanh và đặc biệt là bóng hơi có thể tạo ra âm thanh có ý nghĩa quan trọng trong mùa sinh sản cũng như trong việc tấn công hay phòng thủ với kẻ thù.

DA

Da là cơ quan bao phủ toàn bộ bề mặt cơ thể cá do đó nó tiếp xúc trực tiếp với các điều kiên môi trường bên ngoài cũng như với các loại mầm bệnh.

Là hàng rào vật lý chống lại mầm bệnh bằng cách tiết ra nhiều nhớt để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, làm giảm tính độc của các vết thương, giảm bớt ma sát của cá khi chúng di chuyển…

Tham gia quá trình hô hấp và bài  tiết, tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu và tạo ra tuyến đơn bào, tuyến đa bào, tuyến  độc.

MANG

Mang là cơ quan hô hấp chủ yếu của cá, mang lấy oxi  từ môi trường bên ngoài để đưa vào máu trong cơ thể cá, đồng thời thải CO2, NH3, Urê, … từ máu trong cơ thể ra môi trường bên ngoài.

Tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu.

Tài liệu tham khảo

Kỹ thuật nuôi Cá tra

Đặc điểm sinh học Cá tra - Pangasianodon hypophthalmus
  1. Xác định tác nhân gây bệnh trương bóng hơi trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi thâm canh
  2. Một số biện pháp phòng chống rét cho thủy sản
  3. Hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ trên cá tra
  4. Sinh sản nhân tạo thành công giống cá bông lau
  5. Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành
  6. Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm trong ao
  7. Kỹ thuật sản xuất giống cá tra
  8. Quản lý sức khỏe cá tra nuôi lồng bè
  9. Quản lý môi trường nuôi cá tra trong lồng bè
  10. Nuôi cá tra ở miền bắc